NHU CẦU DINH DƯỠNG GIA ĐÌNH BÉ

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ
Gia đình thân yêu (3 tuần)
Thực hiện từ 26/10/2020 – 13/11/2020
LĨNH VỰC STT MỤC TIÊU GIÁO DỤC NỘI DUNG GIÁO DỤC
Lĩnh vực phát triển thể chất MT 8
MT 13
MT 16
- Trẻ biết tự mặc và cởi quần áo
- Trẻ biết chạy chậm khoảng 100 – 120m.
- Trẻ biết biết tự rửa mặt, lau mặt chải răng hàng ngày. - Tung và bắt bóng
- Chuyền bóng bằng 2 tay theo trò chơi
- Chuyền bóng qua đầu qua chân theo trò chơi
- Trẻ có thói quen đánh răng , rửa tay giữ gìn vệ sinh răng miệng,đầu tóc gọn gàng.
-Nói được các bữa ăn trong ngày
Lĩnh vực phát triển Nhận thức MT 44


MT 48 - Thích đặt câu hỏi
- Nhân ra qui tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc - Tìm hiểu về gia đình của bé.
- Tìm hiểu về đồ dùng gia đình bé
- Tìm hiểu về nhu cầu trong gia đình
- Tách gộp trong phạm vi 3,4.
- Sắp xềp theo quy tắc
-Ôn số lượng 5. Nhận biết số 5. Ôn các số từ 1 - 5
Lĩnh vực ngôn ngữ MT 58


MT 60 Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp

-Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động -KCTT ,
- KCTĐV
- Bé thi thơ
- làm quen, tô các chữ cái, thực hiện vở tập tô chữ e, ê
Lĩnh vực thẩm mỹ MT 83


- Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản
-Vẽ chân dung người thân trong gia đình (đt)
- Cắt dán ngôi nhà từ các hình học (Mẫu )
- Vẽ cái nồi (mẫu)
-Dạy hát, vận động, biễu diễn theo chủ đề
Lĩnh vực tình cảm -xã hội MT 96


MT 97
-Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân
- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân Góc phân vai : Chơi Gia đình chuẩn bị tiệc sinh nhật cho các thành viên trong gđ.
Góc xây dựng : Xây ngôi nhà của bé
Góc học tập : Chơi lô tô sắp xếp theo thứ tự những người trong gđ của bé. Chơi ráp chữ ,chơi ghép tranh về gđ có các thế hệ ông, bà, cha, mẹ…
-Góc nghệ thuật. Nặn, cắt, vẽ, xé dán về người thân trong gđ, làm thiệp, gói quà chúc mừng sinh nhật của những nguời trong gđ.
Góc thiên nhiên : Làm đồ chơi bằng lá cây , chăm sóc cây xanh,…vẽ, tô màu, cắt dán làm đồ chơi.






















Kế hoạch tuần 9
Chủ đề nhánh: Nhu cầu gia đình bé
Thời gian thực hiện : 9/11 – 13/11/2020
I / MỤC TIÊU TUẦN :

Lĩnh Vực
Mục tiêu Nội dung Hoạt động



Nhận thức -Trẻ biết được nhu cầu ăn uống của gia đình, biết các bữa ăn trong ngày và biết kể tên một số món ăn. Biết tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Biết một số nhu cầu trong gia đình nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, học tập, đi lại…trong gia đình
- Thực hiện tốt thao tác vệ sinh
- Trẻ biết Sắp xếp theo quy tắc - Trẻ biết các nhu cầu của gia đình: nhà ở, đồ dùng, ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí,.. được quan tâm, yêu thương.
- Thực hiện tốt thao tác vệ sinh
- Trẻ biết Sắp xếp theo quy tắc
KPKH
Khám phá về nhu cầu ăn uống trong gia đình
LQVT
Sắp xếp theo quy tắc




Ngôn ngữ - Trẻ thuộc một số bài hát ,bài thơ thuộc chủ đề
Rèn cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc , mạnh dạn trong giao tiếp , sử dụng ngôn ngữ đúng trong quá trình vui chơi cùng bạn -Trẻ dùng từ mạch lạc trong khi giao tiếp , miêu tả về nhu cầu có trong gia đình
- Kể được nhân vật, nội dung câu chuyện bài thơ trong chủ đề
- Trẻ biết tô, đồ chữ e, ê theo chấm mờ
LQVH
Bé thi thơ “em yêu nhà em”
LQCV
ĐT : e, ê (Tiết 3)


Thể chất - Vận Động: Chuyền bóng qua đầu qua chân theo trò chơi “đội nào tài thế”
Dinh dưỡng ,sức khỏe:
- Trẻ biết giữ gìn cơ thể khỏe mạnh , ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn - Thực hiện vận động : Chuyền bóng qua đầu qua chân theo trò chơi “đội nào tài thế”
- Trẻ tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn , vận động qua các trò chơi ,qua các bài tập thể dục giúp cơ thể phát triển đều ,hài hoà, cân đối
- GD trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt TDGH: Chuyền bóng qua đầu qua chân theo trò chơi “đội nào tài thế”
TDS: THỂ DỤC SỐ 3
CHIẾC KÉO XINH



Tình cảm – xã hội - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, quần áo đầu tóc gọn gàng.
Biết nhường nhịn bạn , không ồn ào phá phách trong khi chơi, biết chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh cho bản thân mình
Góc phân vai : Chơi Gia đình chuẩn bị tiệc sinh nhật cho các thành viên trong gđ.
Góc xây dựng : Xây ngôi nhà của bé
Góc học tập : Chơi lô tô sắp xếp theo thứ tự những người trong gđ của bé. Chơi ráp chữ ,chơi ghép tranh về gđ có các thế hệ ông, bà, cha, mẹ…
-Góc nghệ thuật. Nặn, cắt, vẽ, xé dán về người thân trong gđ, làm thiệp, gói quà chúc mừng sinh nhật của những nguời trong gđ.
Góc thiên nhiên : Làm đồ chơi bằng lá cây , chăm sóc cây xanh,…vẽ, tô màu, cắt dán làm đồ chơi.



Thẩm mĩ - -Trẻ biết vẽ, tô màu kín hình, biết vẽ theo mẫu,đề tài, ý thích
-Biết nhận ra các giai điệu bài hát , vận động theo các giai điệu phù hợp với lứa tuổi - Biết sử dụng kỹ năng tạo hình tạo ra các sản phẩm đẹp , biết dùng ngôn ngữ đẹp trong giao tiếp
-Trẻ hát,vận động được theo các giai điệu bài hát trong chủ đề.
TH
Vẽ cái nồi (mẫu)
GDÂN
+ Biểu diễn + Nghe hát: “Cho con” + TCÂN : Tai ai tinh


KẾ HOẠCH TUẦN 9:

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ Yêu cầu : Cháu biết chào hỏi khi đến lớp , cùng bạn và chơi ở góc chơi
- Trao đổi với phụ huynh về tình sức khoẻ của cháu
- Trò chuyện về chủ đề
+ Tổ chức thực hiện :
- Cho cháu chơi ở các góc chơi
- Nhắc nhở các cháu lễ phép , trò chuyện với phụ huynh vể tình hình sức khoẻ của cháu
- Khuyến khích trẻ trò chuyện với cô và bạn
- Nhắc nhở các cháu mặc đồng phục
- Nhắc nhở các cháu giữ gìn vệ sinh trường lớp, tiết kiệm điện, nước.
* Đểm danh :( thực hiện cả tuần)
- Nội dung yêu cầu : Trẻ yêu thương quan tâm lẫn nhau
- Biện pháp thực hiện : Cô theo dõi quan sát phát hiện ra trẻ vắng mặt , cô tìm hiểu gợi ý cho trẻ nói về lý do bạn vắng , sau đó cập nhật vào sổ theo dõi để có biện pháp động viên trẻ đến lớp đều
* Thông báo 3 TCBN ( thực hiện cả tuần)
. Nội dung yêu cầu : Trẻ nói được tên, công việc hằng ngày trên lớp.
Biện pháp thực hiện : cô khuyến khích trẻ cùng tham gia nói chuyện
Thông báo 3 TCBN:
1.Bé biết đưa và nhận bằng 2 tay
2.Bé biết chú ý trong giờ học
3.Bé biết rửa tay sạch sẽ
. Nhắc nhở cháu thường xuyên
. Cho cháu đọc vào giờ thể dục sáng để trẻ nhớ và cố gắng hơn trong học tập
Thể dục sáng
BÀI TẬP THỂ DỤC SỐ 3
CHIẾC KÉO XINH
* Thể dục sáng ( thực hiện cả tuần)
Thể dục sáng : BÀI TẬP THỂ DỤC SỐ 3
Thể dục sáng : ( thực hiện cả tuần) bài tập số 3
+ Mục đích yêu cầu :
- Qua giờ học cô giúp cháu tập thể dục động tác mới
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo từng động tác
- Rèn các cơ quan trong cơ thể luôn phát triển cân đối
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục để cho cơ thể khoẻ mạnh
+ Phương pháp : Trực quan –thực hành –dùng lời
+ Chuẩn bị : sân rộng ,sạch, bằng phẳng
+ Tiến hành :
*Khởi động: đi theo hàng một. Đi theo hình con rắn. Chạy. xếp theo nhóm.
*Trọng động: bài tập phát triển chung
- Đung đưa hai tay
TTCB: đứng thẳng, 2 chân chụm lại, tay thả xuôi. Đưa 2 tay ra phái trước – ra đằng sau 2 lần liên tục, về tư thế ban.Thực hiện 4 – 5 lần
- Quay người về các phía
TTCB: đứng chân ngang vai, tay để sau gáy. Quay người về bên phải, 2 tay giang ngang và nói “Bên phải”, về tư thế ban đầu. Bên trái tập tương tự. Thực hiện 4 – 5 lần
- Những chiếc kéo nhỏ
TTCB: đứng thẳng, 2 chân chụm lại. 2 tay giang ngang cao bằng vai. Bắt chéo 2 tay trước ngực và phát âm “Rờ! Rờ!” , về tư thế ban đầu. Thực hiện 4 – 5 lần
-Cúi người về phía trước
TTCB: ngồi bệt, lưng thẳng, 2 chân dang ngang, 2 tay giơ cao quá đầu. Cúi xuống, đàu gối thẳng, 2 tay chạm vào đàu các ngón chân, ngồi thẳng . thực hiện 4 – 5 lần.
- Nhảy
TTCB: đứng thẳng, tay chống hông. Nhảy 6 lần liên tục bằng hai xhaan, giậm chân. Thực hiện 2 lần
*Hồi tĩnh: chuyển đội hình, trẻ xếp thành hàng một. Đi bộ
HĐNT







Thứ 2
Trò chuyện về nhu cầu ăn uống của gia đình
Thứ 3:
Thứ 3: Trò chuyện về nhu cầu trang phục gia đình
Thứ 4 : Làm Thí nghiệm
Làm thí nghiệm “Có mà không thấy”
Thứ 5:
Trò chuyện về tình cảm của mọi người trong gia đình

Thứ 6: Cùng cô chăm sóc cây, hoa.


I/ Mục đích yêu cầu chung :
• Trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng có rất nhiều lợi ích cho cơ thể trẻ
• Trẻ tích cực tham gia các trò chơi sinh động, tích cực
• Trẻ tham gia đàm thoại, quan sát một số cây kiểng, trẻ biết phân biệt, so sánh,….
• Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp, của một số đồ dùng thông qua tranh ảnh
• Trẻ không xô đẩy giành đồ chơi với nhau.
II/ Chuẩn bị :
• Địa điểm : ngoài sân , sân sạch , bằng phẳng , đồ chơi ngoài trời
• Câu hỏi đàm thoại ,một số đồ dùng , đồ chơi từ thiên nhiên
*Chuẩn bị trước khi ra sân: Cô và trẻ cùng gọn gàng, cô giới thiệu cho trẻ về đề tài trẻ sắp được tiếp xúc, làm quen, hay quan sát,….
III/ Phương pháp :
Quan sát – Đàm thoại – Trò chơi
Thứ 2: Thứ hai
Trò chuyện về nhu cầu ăn uống của gia đình
- Cô giới thiệu nội dung của buổi hoạt động ngoài trời :đến giờ ra ngoài trời, cc sẽ được quan sát “ nói chuyện về nhu cầu ăn uống trong gia đình” sau đó cc sẽ được chơi các trò chơi “ bịt mắt bắt dê” và chơi ngoài trời
- Dẫn trẻ đi dạo xung quanh sân trường đọc đồng dao “ Đi cầu đi quán ”, hát “Thật đáng yêu”. Cho trẻ ngồi xuống.
- Bài hát nói về những gì?
- Mỗi ngày gia đình cc ăn cơm vào những buổi nào?
- Buổi ăn sáng mẹ thường nấu gì cho cc ăn? ( trẻ kể)
- Khi ăn sáng cc được ngồi chung với ai trong gia đình?
- Ăn sáng xong ba, mẹ cc đi đâu? ( đi làm)
- Còn cc thì sao? ( đi học)
- Nếu không ăn sáng ba, mẹ cc làm việc có được không?
- Không ăn sáng thì mình thấy trong người thế nào? ( thấy đói, mệt)
- Vậy bữa ăn sáng ntn đối với chúng ta và gia đình? ( rất quan trọng)
- Ngoài bữa ăn sáng thì gia đình con còn ăn vào những bữa nào?
- Còn bữa ăn trưa và bữa chiều gia đình con thường ăn những món nào?
- Những món ăn đó giúp cho cơ thể ntn?
- Nếu không ăn trưa và ăn chiều thi cơ thể chúng ta sẽ ra sao?
- Bữa ăn sáng trưa tối rất là quan trọng đối với chúng ta vì vậy khi đến trường cô cho cc ăn thì cc nhớ phải ăn hết suất và khi nghỉ ở nhà ba, mẹ cho cc ăn cc nhớ ăn ngoan và ăn cho hết có như vậy chúng ta mới có sức khỏe đi học và vui chơi nha!
+ TCVĐ: “Bịt mắt bắt dê”
- Cách chơi: một bạn bịt mắt lại , các bạn còn lại làm dê vừa đi vừa vỗ tay.Khi nghe hiệu lệnh của cô phải đứng im.bạn bịt mắt bắt đầu đi bắt những chú dê.Nếu nói đúng tên chú dê thì bạn đó sẽ bị bịt mắt.
- Luật chơi: phải nói đúng tên bạn.
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Cho trẻ chơi nhảy cò cò , nhảy dây
- * Nhận xét- KT
**************

Thứ 3: Trò chuyện về nhu cầu trang phục gia đình
• Tiến hành:
- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “ dung dăng dung dẻ”, đọc thơ “ Thăm nhà bà” cho trẻ ngồi xung quanh cô.
- ba mẹ đã mua được những gì?
- con có bao giờ đi mua sắm với ba mẹ không?
- ba mẹ thường chở con đi mua sắm ở đâu? ( siêu thị, chợ,…)
- mua quần áo có cần thiết không?
- Áo ấm dùng để mặc khi nào?
- Còn quần sọt và áo thun? ( trời nóng)
- Khi đi chơi thì mình mang mấy bộ quần áo?
- Ngoài quần áo ra chúng ta còn chuẩn bị gì nữa? ( giày dép, nón mủ)
- Khi đi trời nắng mình mặc trang phục gì? (quần dài, áo dài)
- Cc mặc đồ phù hợp thì cc sẽ cảm thấy rất thoải mái, cc nhớ mặc đồ thât gọn gàng nha !
+ TCVĐ: “kéo co”
- Cách chơi : cô chia trẻ thành hai đội đứng hai vạch mức, sau khi nghe hiệu lệnh của cô ,hai đội kéo sợi dây ở vạch mức.
- Luật chơi :đội nào khỏe kéo đội bạn qua vạch mức thì thắng cuộc.
+ Chơi TDNT :
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
- Cho trẻ chơi cặp cua , nhảy dây.
• Nhận xét- kết thúc

Thứ 4 : Làm Thí nghiệm
Làm thí nghiệm “Có mà không thấy”
1. Mục tiêu:
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, thỏa mản nhu cầu vui chơi của trẻ. Trẻ quan sát hiện tượng và biết được có những vật tồn tại mà mắt thường không nhìn thấy được (không khí).
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường để có không khí trong lành, có ý thức chơi, chấp hành kỷ luật.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm chơi rộng rãi thoáng mát, đảm bảo an toàn.
- Đồ dùng đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời, cầu tuột, bập bênh…
- 3 chậu nước, một số chai nhựa, bàn ghế.
3. Tiến hành hoạt động:
- Tập trung trẻ lại mang giày dép chuẩn bị ra sân, vừa đi vừa hát “Khúc hát dạo chơi”.
- Cho trẻ quan sát và cùng trò chuyện về thời tiết, khí hậu. Cô hỏi trẻ :
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Tại sao những chiếc lá lại rung rinh? (vì có gió)
* Làm thí nghiệm “Có mà không thấy”.
- Cô và trẻ đi đến bàn thí nghiệm.
- Cô cầm trên tay chai nhựa có vật trong chai và hỏi trẻ:
- Trên tay cô có gì? Trong chai có vật gì? (Cho từng trẻ quan sát)
- “Trời tối rồi” (Khi trẻ đi ngủ cô bỏ vật ra khỏi chai)
- Bây giờ trong chai có gì? (Cho trẻ quan sát và trả lời)
- Trong chai có gì nữa không?
- Các con ạ, trong chai vẫn có một thứ mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Các con có muốn biết đó là thứ gì không? Vậy để biết đó là thứ gì thì chúng ta cùng làm thí nghiệm nhé!
- Cô bỏ chai nhựa vào chậu nước và nhấn chai nhựa xuống.
- Các con thấy hiện tượng gì? Vì sao nước lại sủi bọt và kêu “sục sục”?
- Cô giải thích: Vì trong chai có không khí, khi cô nhấn chai xuống nước, nước vào chiếm chổ của không khí và đẩy không khí thoát ra ngoài nên xảy ra hiện tượng sủi bong bóng và kêu “sục sục”đó các con!
- Cho 2 trẻ chơi thử.
* Trẻ thực hành chơi.
- Cho trẻ làm đi làm lại vài lần, cô đi quan sát trò chuyện với trẻ.
- Con đang chơi thí nghiệm gì? Khi nhấn chai xuống nước các con thấy có hiện tượng gì xảy ra không? Có tiếng gì? Vì sao lại có hiện tượng đó?
- Cho trẻ cất đồ chơi.
- Bây giờ các con đã biết có thứ gì có mà chúng ta không nhìn thấy chưa? (Không khí)
- Cho trẻ “Bịt mũi, ngậm miệng”
- Khi bịt mũi và ngậm miệng, các con cảm thấy thế nào? Có khó chịu không? Vì sao? (vì do thiếu không khí)
- Cô nhắc lại: Thứ mà có rất nhiều đó chính là không khí, không khí có xung quanh chúng ta, trong chai lọ...Nếu thiếu không khí con người, con vật và cây cối sẽ không sống được, vì vậy chúng ta phải bảo vệ không khí trong lành bằng cách bỏ rác đúng nơi quy định, không nhổ nước bọt bừa bải...các con nhớ nhé!
* Trò chơi vận động : "Chuyền bóng qua đầu”
- Cô phổ biến cách chơi:
+ Cô chia lớ thành 2 đội, khi có hiệu lệnh mỗi bạn đầu hàng cầm một quả bóng, đưa qua đầu chuyền cho bạn sau mình cho đến bạn cuối hàng nhận bóng thì chạy lên đầu hàng thả bóng vào rổ, đội nào lên thả bóng trước là đội thắng
+ Luật chơi: Đội thua sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi vài lần .
- Trò chơi dân gian.
- Cô nhận xét trò chơi.
* Tổ chức cho trẻ chơi tự do:Cô bao quát , nhận xét
- Kết thúc.

Thứ 5: Trò chuyện về tình cảm của các thành viên trong gia đình

Hoạt động 1:cô cho trẻ dạo chơi sân trường
Cô cho trẻ dạo chơi và đọc đồng dao : Nu na nu nống
- Các con vừa hát bài gì?
- Cô dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
Hoạt động 2: Trò chuyện về tình cảm của các thành viên trong gia đình
Hát : Cả nhà thương nhau
- Bài hát vừa rồi nhắc đến điều gì ?
- Gia đình con có những ai ?
- Công việc của ba con là gì?
- Mẹ con làm công việc gì?
- Con thấy công việc ba mẹ con ntn?
- Tình cảm của mọi người trong gia đình ntn?
- Con có thương ba mẹ mình không ? con phải làm gì cho ba mẹ vui lòng ?
- Con phụ giúp ba mẹ những công việc gì ? -> GD TTHCM
- Giáo dục trẻ biết yêu gia đình của mình và biết quan tâm những người thân trong gia đình mình.
Trò chơi : Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi cho trẻ.
- Cho trẻ chơi vài lần
- cho trẻ chơi vài lần.
+ Chơi tự do : Trẻ chơi các trò chơi ngoài trời(cầu tuộc, xích đu, đu quay, leo thang, bập bênh).
- Chơi trò chơi dân gian,cò chẹp, bịch mắt bắt dê……
- Cô tập trung trẻ nhận xét.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ đi vệ sinh
Thứ 6: Cùng cô chăm sóc cây, hoa.
Trò chơi kéo co
- Tổ chức thực hiện:
• Ra sân:
Giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở trẻ trước khi ra sân dạo chơi.
Cho trẻ quan sát dạo chơi ngoài sân trường quan sát thời tiết bầu trời hôm nay thế nào?
Vậy với thời tiết đó con chuẩn bị những gì khi đi học? (GD Ứng phó với BĐKH)
Đưa trẻ đi dạo chơi vừa đi vừa hát hát "khúc hát dạo chơi” - Chăm sóc cây, hoa lá: tưới nước, nhổ cỏ, nhặt rác
+ Trong sân trường mình xung quanh các bạn thấy có gì?
+ Vậy để cho hoa được đẹp chúng ta phải làm gì?
-> Gd trẻ không nhổ cây có gai, và biết đâu là cây hoa và đâu là cây cỏ, rác.
- Cô chia nhóm cho trẻ tưới cây.
* Nhóm 1: Nhổ cỏ chậu cây
* Nhóm 2: Nhặt rác bồn cây
* Nhóm 3: nhặt lá cây rơi
*Giáo dục: Giáo dục trẻ biết bảo vệ, không vẽ bậy lên cổng trường.
- Cô báo sắp hết giờ
- Cô báo hết giờ
- Cô cho trẻ rửa tay
Cô giới thiệu trò chơi: Kéo co
Giới thiệu cách chơi, luật chơi
Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
Cô giới thiệu trò chơi tự do:
+ Chơi với sỏi.
+ Cắp cua
+ Chơi đồ chơi tự do: xích đu, cầu tuột, bập bênh…
+ Cô cho trẻ chọn đồ chơi theo ý thích. - kết thúc
HĐH KPKH
Khám phá về nhu cầu ăn uống gia đình bé TH
Vẽ cái nồi (mẫu)

TDGH
Chuyền bóng qua đầu qua chân theo tc đội nào tài thế
LQVT
Sắp xếp theo quy tắc
GDAN
+ Biểu diễn : “nhà mình rất vui” + Nghe hát: “cho con” + TCÂN : Tai ai tinh
LQVH
Bé thi thơ “em yêu nhà em” LQCV
e, ê (tiết 3)
HĐVC Góc phân vai : Chơi Gia đình chuẩn bị tiệc sinh nhật cho các thành viên trong gđ.
Góc xây dựng : Xây ngôi nhà của bé
Góc học tập : Chơi lô tô sắp xếp theo thứ tự những người trong gđ của bé. Chơi ráp chữ ,chơi ghép tranh về gđ có các thế hệ ông, bà, cha, mẹ…
. trò chơi kids mast
-Góc nghệ thuật: Nặn, cắt, vẽ, xé dán về người thân trong gđ, làm thiệp, gói quà chúc mừng sinh nhật của những nguời trong gđ.
Góc thiên nhiên : Làm đồ chơi bằng lá cây , chăm sóc cây xanh,…vẽ, tô màu, cắt dán làm tranh.

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI :
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Thông qua giờ chơi trẻ biết cách chơi ở mỗi góc và tự phân vai chơi
- Thể hiện sự sáng tạo , khéo léo trong quá trình chơi cùng nhau
- Giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Biết sử dụng một số nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm.
- Giáo dục cháu chơi đoàn kết , không tranh giành cùng bạn ; giữ vệ sinh góc chơi , tiết kiệm các nguyên liệu : gồ , giấy ,màu ….khi sử dụng
II/ CHUẨN BỊ :
+ 05 góc chơi
Góc phân vai : Chơi Gia đình chuẩn bị tiệc sinh nhật cho các thành viên trong gđ.
Góc xây dựng : Xây ngôi nhà của bé
Góc học tập Chơi lô tô sắp xếp theo thứ tự những người trong gđ của bé. Chơi ráp chữ ,chơi ghép tranh về gđ có các thế hệ ông, bà, cha, mẹ…
- trò chơi kids mast
-Góc nghệ thuật: Nặn, cắt, vẽ, xé dán về người thân trong gđ, làm thiệp, gói quà chúc mừng sinh nhật của những nguời trong gđ.
Góc thiên nhiên : Làm đồ chơi bằng lá cây , chăm sóc cây xanh,…vẽ, tô màu, cắt dán làm đồ chơi tặng bạn.
Đồ dùng phục vụ cho mỗi góc
III/ PHƯƠNG PHÁP :
Trò chơi + thực hành
IV TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Ổn định trẻ : cho trẻ hát vận động bài “ Cả nhà thương nhau” Giới thiệu nội dung buổi hoạt động và các nhóm chơi.
- Góc phân vai : Chơi Gia đình chuẩn bị tiệc sinh nhật cho các thành viên trong gđ
* Mục đích yêu cầu
- Trẻ thể hiện được vai chơi của mình , biệt dùng ngôn ngữ để trao đổi khi chơi.Trẻ biết nước rất cần thiết cho cơ thể con người ,…bé làm nội trợ.Trẻ biết phối hợp vai chơi.Giáo dục trẻ biết vâng lời cô
* Chuẩn bị : Đồ dùng gia đình, đồ dùng bán hang: Bánh sinh nhật, kẹo, nước giải khát, hộp quà, trái cây…….
* Gợi ý hoạt động : Chơi mẹ con, người bán hàng. Mẹ đi chợ mua rau, củ, quả bánh sinh nhật về tổ chức sinh nhật cho con. con ở nhà dọn dẹp nhà của. Người bán hàng bày hàng, rao hàng cân bán cho người mua.
- Góc xây dựng : Xây nhà của bé
* Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng những nguyên vật liệu để xây nhà bé.Rèn luyện sự vận động khéo léo của đôi tay
* Chuẩn bị : nguyên vật lịêu xây dựng , các loại nhà ở , xe, cây xanh,người,con vật nuôi trong gia đình,….
* Gợi ý hoạt động : Trẻ tự phân công việc xây dựng cho từng người , biết nội dung xây và phân chia bố cục hợp lý . Tổ chức cho trẻ xây nhà có vườn cây, hàng rào, chuồng nuôi gia súc, gia cầm,…
- Góc học tập : Chơi lô tô sắp xếp theo thứ tự những người trong gđ của bé. Chơi ráp chữ ,chơi ghép tranh về gđ có các thế hệ ông, bà, cha, mẹ…
* Chơi trò chơi kisdmart : Ngôi nhà toán học của Milli “Tạo một xưởng bánh”
* Mục đích yêu cầu
- Giúp trẻ phát triển tư duy . Trẻ hứng thú với những đồ chơi và chơi tốt các trò chơi . Trẻ nhường nhịn không tranh giành đồ chơi với bạn
* Chuẩn bị : Truyện tranh, Allbum, tranh gia đình, lô tô, tranh ghép, chơi kismart
* Gợi ý hoạt động : Đọc truyện, ghép chữ, ô ăn quan, ghép tranh gia đình. Qua giờ học cô hướng dẫn chơi chương trình Kidsmart qua việc khám phá ngôi nhà toán học của Milli với căn phòng “Tạo một xưởng bánh”.
- Góc nghệ thuật : Nặn, cắt, vẽ, xé dán về người thân trong gđ, làm thiệp, gói quà chúc mừng sinh nhật của những nguời trong gđ.
* Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cắt dán tô màu tạo thành người thân trong gia đình. Nặn người thân trong gia đình. Trẻ thể hiện tính thẩm mỹ và óc sáng tạo của mình cho bức tranh thêm đẹp. Giáo dục trẻ biết sài tiết kiệm hồ , màu ,..
Chuẩn bị : Giấy màu ,bút màu , hồ dán kéo ,…
* Gợi ý hoạt động Trẻ biết dụng các kỹ năng tạo hình để tạo nên bức tranh theo sự gợi ý của cô.
- Góc thiên nhiên : Làm đồ chơi bằng lá cây , chăm sóc cây xanh,…vẽ, tô màu, cắt dán làm đồ chơi.
* Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết dùng những lá cây xếp theo hình vẽ. Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ
* Chuẩn bị : Hột hạt .lá cây,…
* Gợi ý hoạt động Cô gợi ý cho trẻ dung những hột lá cây để xếp hình ,….
- Cháu chơi được qua sự hướng dẫn của cô
- Giáo dục trẻ chơi trật tự không ồn ào,không tranh giành với bạn, biết đoàn kết trong khi chơi cùng nhau.
- Trẻ tích cực –hào hứng tham gia chơi trò chơi cùng cô.
Kết thúc giờ chơi :
Nhận xét sản phẩm và quá trình hoạt động từng góc chơi .Tuyên dương sự tích cực hoạt động của trẻ . Dạy trẻ kỹ năng thu dọn đồ chơi




SINH HOẠT CHIỀU Thao tác vệ sinh:
Tt mặc áo – cởi áo THNTH
Chủ đề nhu cầu gia đình Bé TCM
Trò chơi mới gia đình gấu hướng dẫn trẻ chơi IPad
SHCT
LĐVS-SH
cuối tuần
SINH HOẠT CHIỀU
THỨ 2: TTVS: Mặc áo – cởi áo.
I. Mục đích-yêu cầu:
- Cháu biết cách mặc áo, cởi áo, cài nút áo đúng thao tác.
- Cháu thực hiện thao tác đúng theo yeâu caàu cuûa cô.
- Giáo dục cháu tự phục vụ mình và giữ quần áo sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Áo có cổ và có nút, áo thun...
III. Hướng dẫn :
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Giúp mẹ”
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về đều gì?
- Ngày nghỉ ở nhà con có phụ giúp mẹ mình không? Cháu kể
- Vậy trước khi đi học các con làm những việc gì? Ai thay quần áo cho các con? Vậy các con có muốn tự mình mặc áo cởi áo, cài nút áo.
- Hôm nay cô sẽ dạy con cách thao tác mặc áo, cởi áo, cài nút áo.
- Cô làm mẫu 2 lần:
- Lần 1 không giải thích.
- Lần 2 giải thích:
+ Hai tay cầm hai đầu cổ áo giũ mạnh rồi mặc lần lượt từng tay áo, sau đó so hai vạt áo bằng nhau rồi gài nút áo từ trên xuống.
+ Cởi áo thì cởi lần lượt từng nút từ dưới lên. Mở hai thân áo rộng qua khỏi vai. 1 tay xuôi 1 tay giữ áo. Sau đó rút tay xuôi ra khỏi tay áo rồi giữ lấy thân áo và tiếp tục rút tay còn lại ra khỏi áo.
- Đối với áo thun hoặc áo không gài nút thì 2 tay cầm 2 lai áo tròng vào đầu, giữ lại ngay cổ áo thân trước đưa ra trước mặt, sau đó cho lần lượt từng tay vào áo và kéo thân áo xuống, sửa lại ngay ngắn
- Vậy bạn nào lên thực hiện cho cô và các bạn xem nào?
- Lần lượt cho 2 cháu lên thực hiện
- Cho 2 cháu lên thực hiện lại
- Củng cố: Các con vừa thực hiện lại thao tác gì?
- Vậy các con phải biết giữ gìn quần áo của mình sạch sẽ và biết tự mặc quần áo không nhờ đến ba mẹ
- Hát bài: Hoa bé ngoan
Kết thúc: ====
Thứ ba : Tạo hình ngoài tiết học Chủ đề : nhu cầu gia đình
Yêu cầu :
-Hình thành cho trẻ kỷ năng cắt dán , vẽ , nặn , làm sản phẩm từ các nguyên vật liệu khác nhau .
- Rèn kỷ năng tạo hình, tính sáng tạo ,
-Gáo dục trẻ quý sản phẩm .
Chuẩn bị :
- Mẫu gợi ý của cô, đất nặn, bảng con, giấy loại, giấy màu, hồ dán, giấy A4, bút chì, bút màu
- Nguyên vật liệu theo đề tài
+ 05 góc chơi
+ Đồ dùng phục vụ cho các góc
TIẾN HÀNH:
• Tổ chức:
- Cô cho lớp hát bài :“ Nhà của tôi”
+ Nhà cc ở ấp nào,xã nào?
+ Thường chúng ta cùng nhau sống chung một gia đình thì có những ai?
+ Chúng ta cần có những nhu cầu gì ở gia đình mình để sinh sống?
+ Ở gia đình nào cũng có nhu cầu sống trong gia đình và phải có những tiện nghi để sử dụng, và mỗi gia đình có cách sống riêng.Vậy hôm nay cô sẽ cho cc đi xem triển lãm một số đồ dùng nha!
- Cô cho xem tranh mẫu của cô.
- Cô giới thiệu nhóm chơi.
* Nhóm vẽ đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
* Nhóm nặn đồ dùng gia đình
* Nhóm cắt dán quần áo….
* Nhóm gấp nón, ví
* Nhóm làm đồ dùng từ các NVLTN
- Cháu đọc thơ :"Làm anh " về nhóm chơi
- Cô động viên cháu tích cực hoạt động ,tạo nhiều sản phẩm đẹp để trang trí lớp và được cô khen
- Hết giờ cho cháu trưng bày sản phẩm và nhận xét
- Cháu thu dọn đồ dùng ,kết thúc hoạt động

Thứ tư: Hướng dẫn trò chơi mới : “gia đình gấu”
Mục đích – YC
- Cháu chơi được trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Rèn cho cháu sự định hướng, khéo léo, linh hoạt.
- Giáo dục cháu chơi ngoan, không xô đẩy bạn.
- Giáo dục trẻ biết phối hợp giữ cơ quan vận động và cơ quan thị giác khi chơi.
Chuẩn bị
Sàn lớp sạch sẽ, thoáng mát.
Cách tiến hành
-Cho lớp hát bài “cả nhà thương nhau”
* Trò chơi cáo ơi ngủ à
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm: mỗi nhóm 1 trẻ làm nhà của Gấu: Gấu trắng, Gấu đen và Gấu vàng. 1 trẻ làm sư tử
- Theo nhạc các chú Gấu đi chơi, bò chui qua hầm, cùng hát vui vẻ. Khi nghe hiệu lệng trời mưa thì các chú Gấu phải nhanh về đúng nhà mình
+ Luật chơi: Chú gấu nào bị sư tử bắt thì phải nhảy lò cò.
- .Cô tổ chức cho trẻ chơi
Cô bao quát trẻ chơi nhắc nhở trẻ khi chơi ,không xô đẩy, chen lấn bạn
 Nhận xét và cho lớp nghỉ

Thứ năm – Thứ 6 : hướng dẫn trẻ chơi IPad :
I/ Yêu cầu :
- Qua giờ học cô hướng dẫn chơi IPad
- Trẻ thực hiện được theo sự hiểu biết của mình.
- Giáo dục cháu chơi khộng ồn ào,…
- trẻ tích cực tham gia chơi cùng bạn.
II/ Chuẩn bị : Ipad,…
III/ Tiến hành
: Hướng dẫn cho trẻ tự mở trò chơi .
Yêu cầu trẻ dùng tay di chuyển đúng vị trí cần chọn.
Tổ chức cho trẻ luân phiên chơi trong nhóm khoảng 03-04 trẻ
Trẻ biết cách chơi trò chơi trên ipad
Cho 02 cháu lên thực hành, sau đó lần lượt đến hết lớp.
Cô nhân xét bài học.
- Cho cháu chơi trò chơi “ gieo hạt”
Tiến hành chơi 1 lần – Nhận xét trò chơi.
+ Kết thúc./.
=================
LAO ĐỘNG VỆ SINH
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Trẻ biết được các kệ đồ chơi sau một tuần học phải được lau bụi cho thật sạch, lau đồ dùng đồ chơi sạch sẽ và xếp ngăn nắp.
Trẻ tham gia một cách hứng khởi và tự nguyện.
Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của sự ngăn nắp, gọn gàng.
Trẻ chia theo nhóm để lau kệ đồ chơi, đồ chơi theo các góc.
CHUẨN BỊ
Thau nước
Rổ đựng đồ chơi
Khăn lau ẩm
CÁCH TIẾN HÀNH
Hôm nay là ngày thứ mấy bé nào biết?
Tuần trước mình đã lau cửa sổ rồi, vậy hôm nay mình đoán thử xem sẽ làm gì nữa?
Hôm nay lớp mình sẽ lau kệ và lau đồ chơi cho sạch và xếp ngăn nắp nha.
Khi lau các con nhớ không được nghịch nước, tác nước vào làm ướt bạn.
Giáo dục trẻ không được tranh giành nhau.
Khi lau kệ mình phải lấy đồ chơi ra để vào rổ, sau đó mới lấy khăn lau kệ. Khăn lau phải vắt cho khô nước.
Kệ đồ chơi, đồ chơi mình vừa lau bụi bẩn sạch sẽ, vậy khi chơi đồ chơi các con phải như thế nào?
Giáo dục trẻ cất đồ chơi gọn gàng, vào đúng kệ theo quy định
Trả trẻ Nội dung thực hiện
- Cô trả trẻ tận tay phụ huynh
- Trẻ biết chào cô khi ra về và chào người thân khi đến đón
- Biết vâng lời người lớn, lễ phép ngoan ngoãn
- Trẻ sạch sẽ đầu tóc gọn gàng ngăn nắp
- Nhắc nhở trẻ về nhà cắt móng tay, chân sạch sẽ, đi học ngoan
- Trao đổi với phụ huynh một số vấn đề về sức khỏe, học tập của bé tại trường…



Hoạt động Nêu gương

NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
 Yêu cầu : Trẻ nắm được nội dung của 3 tiêu chuẩn trong ngày
- Trẻ biết đưa ra nhận xét về bản thân mình , về bạn dựa trên 3 tiêu chuẩn
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn , tính trung thực khi đưa ra lời nhận xét
 Chuẩn bị : Cờ, bảng bé ngoan
Sổ theo dõi nhóm lớp
Một số nhạc cụ
 Gợi ý hoạt động :
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân ,quần áo ,đầu tóc , tay chân mặt mũi sạch sẽ
- Cô cho trẻ biểu diễn một số tiết mục văn nghệ
- Cô cho cả lớp , cá nhân nhắc lại 03 tiêu chuẩn bé ngoan :

1.Bé biết gọi bạn xưng tên
2.Bé hăng hái phát biểu
3.Bé biết rửa tay sạch sẽ
- Cô cho trẻ suy nghĩ để nhớ lại những việc tốt và những việc chưa tốt trong ngày của bản thân và của các bạn để đưa ra lời nhận xét , cô nhận xét
- Cô tiến hành lần lượt cho từng tổ cắm cờ
- Cô tuyên dương những bạn được nhận cờ và động viên trẻ chưa đạt cố gắng để được cờ như các bạn trong những ngày tới







Nêu gương cuối tuần (Thứ 6) NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
Mục đích yêu cầu :
Cháu biết hàng ngày ngoan , thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan sẽ được cắm cờ .Cuối tuần bạn nào có đủ 4 cờ trở lên sẽ được phiếu bé ngoan
Trẻ nhận xét và diễn đạt được những việc làm tốt hoặc chưa tốt của mình và của bạn
Giáo dục cháu phát huy những điều tốt ,khắc phục những điều còn hạn chế
Chuẩn bị :
Bảng bé ngoan
Sổ theo dõi nhóm lớp
Phiếu bé ngoan
Hồ dán
Trẻ ăn mặc, đầu tóc gọn gàng
Tổ chức hoạt động :
- Cô cho trẻ văn nghệ
- Cô nhắc cháu chỉnh sửa quần áo ngay ngắn.
- Cô hỏi cháu hôm nay là thứ mấy?
- Hỏi cháu tuần này mình đã được học gì? Các con đã làm được những gì? Chưa làm được những gì?
Bây giờ các con hãy nhớ xem từ thứ 2 đến hôm nay các con được cắm mấy cờ?
Các con hãy lắng nghe xem tuần này mình được mấy cờ nha!
Cô đọc danh sách, trẻ nào được 4, 5 cờ thì đứng lên và nhận phiếu bé ngoan và về bàn dán phiếu.
Cô tiếp tục với các tổ còn lại.
Cháu nào dán xong về chỗ ngồi ngay ngắn để cổ vũ cho bạn.
Cô giới thiệu 3 TCBN của tuần mới, mời trẻ đọc và giải thích.
Cô giới thiệu chủ đề mới,dặn dò cháu khi về nhà mình phải ngoan…
Kết thúc


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện : Thứ 2 ngày 9/11/2020
HOẠT ĐỘNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Khám phá khoa học : Khám phá về nhu cầu ăn uống trong gia đình
I - MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- -Trẻ biết được nhu cầu ăn uống của gia đình, biết các bữa ăn trong ngày và biết kể tên một số món ăn. Biết tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết ăn đủ chất dinh dưỡng, dùng thìa xúc ăn không làm rơi thức ăn ra ngoài.
II- Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về các bữa ăn trong ngày trong gia đình.
- Cho trẻ: Mỗi trẻ 1 lô tô, xắc xô
- Nhạc bài hát: “Cả nhà thương nhau”
- Tranh thảo luận nhóm: 2 tranh
- Trò chơi: “Tìm đúng nhà”
III- Tiến hành Hoạt động:
*HĐ1: Hát: Cả nhà thương nhau
- Cho trẻ hát: “Cả nhà thương nhau”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát này có những ai?
- Ở nhà ai nấu cho các con ăn?
*Các con à! Trong mỗi con người chúng ta ai lớn lên và khỏe mạnh thì cũng cần phải ăn uống vì vậy ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người chúng ta. Để hiểu thêm về nhu cầu ăn uống trong gia đình thì hôm nay cô cháu mình sẽ cùng tìm hiểu về các bữa ăn trong gia đình nhé!
*HĐ2: Bé cùng khám phá về nhu cầu ăn uống trong gia đình bé
- Bây giờ cô mời lớp mình về thành 2 nhóm để cùng quan sát thảo luận nhé. ( Quan sát đang ngồi ăn. Quan sát những món ăn)
- Gọi trẻ nhận xét về bức tranh của nhóm mình.
*Cô khái quát lại.
- Các con nhìn xem nhìn xem xem cô có gì?
- Cho trẻ xem video về nhu cầu ăn uống về các bữa ăn trong ngày.
- Các con xem gia đình này đang làm gì? (Đang ngồi ăn).
- Hàng ngày đến bữa ăn , mẹ thường cho con ăn những món nào ?
*Cho trẻ xem những món ăn có trong bữa ăn của gia đình.
- Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Con thích ăn món gì?
- Những loại thực phẩm nào nấu thành món ăn đó ?(Gạo, thịt, trứng, cá, rau xanh, củ, quả).
- Thực phẩm nào chứa nhiều năng lượng giúp con vui chơi, chạy, nhảy ?
( Sữa, thịt, trứng, cá, cơm, khoai).
- Thực phẩm nào giúp sáng mắt, da dẻ mịn màng? (Rau xanh,củ, quả)
- Những thực phẩm nào giúp con thông minh , nhanh lớn.( Gạo, thịt, trứng, rau xanh, củ quả)
- Nếu chúng ta ăn uống không đầy đủ, sạch sẽ thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
- Không ăn dầu mỡ , rau quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm dễ bị bệnh gì ?
- Không ăn rau quả dễ bị gì ?
- Ăn vặt,ăn quá nhiều,lười vận động,xem tivi suốt ngày dẫn đến điều gì ?
- Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần ăn uống sạch sẽ và lựa chọn, bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Mỗi ngày con được ăn mấy bữa ?
- Con thường ăn những món gì trong các bữa ăn đó ?
- Đó là các bữa ăn chính, ngoài ra các con còn 2 bữa ăn phụ nữa . Vậy bữa phụ ăn vào lúc nào ? Ăn thức ăn gì ?
- Trong các bữa ăn đó thì bữa nào là quan trọng nhất ? Vì sao
*Giáo dục:Cơ thể các con đang lớn nên bữa ăn nào cũng cần thiết , vì thế các con nên ăn đủ bữa , đủ chất và lượng để cơ thể được khỏe mạnh . Tuy nhiên bữa ăn sáng là quan trọng nhất , không thể bỏ , còn bữa ăn chiều nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp chúng ta dễ ngủ hơn.


Chúng ta vừa cùng nhau khám phá về gì vậy?
Khái quát: các con ơi chúng ta vừa khám phá về nhu cầu ăn uống trong gia đình, để cơ thể gia đình chúng ta luon khỏe mạnh, chúng ta phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục và ngủ đủ giấc..
*Mở rộng: Tất cả đồ dùng đều phục vụ nhu cầu của chúng ta. Ngoài ra còn có bàn, ghế, giường, nệm, gối, mền,...là những đồ dùng phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ của chúng ta, phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bảo quản các đồ dùng trong gia đình. ..đồ dùng vệ sinh để phục vụ nhu cầu tắm rửa, vệ sinh, nhu cầu đi lại hoặc liên lạc..như điện thoại, xe.... , được mặc quần áo phù hợp với thời tiết, nhu cầu được quan tâm chia sẻ, yêu thương…
-> Giáo dục trẻ biết cần phải giữ gìn, sử dụng tiết kiệm các phương tiện đồ dùng trong gia đình: Tắt điện, trước khi ra khỏi nhà, tắt quạt khi không ngồi nữa, ăn hết xuất cơm không để rơi vãi…
*HĐ3:Trò chơi: “Tìm đúng nhà”
- Cô nêu tên trò chơi,nêu cách chơi-luật chơi
*Cách chơi: Cô có 4 ngôi nhà với 4 nhóm thực phẩm khác nhau. Mỗi trẻ cầm 1 thẻ lô tô một nhóm thực phẩm, đủ 4 nhóm. Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì trẻ chạy nhanh về nhà có nhóm thực phẩm giống lô tô của trẻ.
*Luật chơi: Ai chạy về sai nhà phải nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 1 - 2 lần.
Kết thúc : Cả lớp hát bài “ cả nhà thương nhau”

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe, an toàn của trẻ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Hành vi, thái độ của trẻ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Kiến thức, kỹ năng của trẻ :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện : Thứ 3,ngày 10/11/2020
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: TH
Vẽ cái nồi (mẫu)
I / Mục đích - Yêu cầu :
- Trẻ vẽ được cái nồi có đầy đủ các bộ phận : Miệng, Thân , đáy , quai , nắp và tô màu .
- Rèn kỹ năng vẽ nét lượn cong , nét xiên , nét cong tròn và kỹ năng tô màu .Phát triển khả năng quan sát , tư duy , óc sáng tạo , ghi nhớ và chú ý có chủ định .
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp qua tranh, Giáo dục trẻ biết giữ sản phẩm của mình và bạn
tạo ra
II / Chuẩn bị:
-Vở tạo hình , màu tô , viết chì đủ cho mỗi cháu.
- Hình ảnh: chén, đĩa, bộ bình trà, một số loại nồi
- Tranh mẫu , một cái nồi ( vật thật ).
- Phấn , khăn lau , bảng .
- Máy vi tính nhạc về chủ điểm gia đình .


III / Tổ chức hoạt động:
* Ổn định: Đọc giải câu đố về đồ dùng gia đình .
Một mẹ thường có sáu con
Yêu thương mẹ sẻ nước non với đầy (là cái gì?)
Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày ( là cái gì? )
Cái gì mặt mũi biến đâu,
Có mũ đội đầu lại có hai tai,
Mình đứng chịu lửa rất tài,
Nấu ăn ngon ngọt ai ai cũng dùng ( Là cái gì?)
- Trẻ giải cô kết hợp cho trẻ xem hình ảnh
- Tất cả những đồ dùng đó có ở đâu ?
- Khi sử dụng các đồ dùng đó thì phải như thế nào ? ( cháu trả lời cô kết hợp giáo dục giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ )
* Hoạt động 1 : Quan sát – Đàm thoại
- Cô đưa cái nồi cho trẻ quan sát .
- Cô hỏi : Cháu có nhận xét gì về cái nồi này ? Nó có những đặc điểm gì? Làm bằng chất liệ gì? ( cháu nhận xét )
- Cô treo tranh mẫu và đàm thoại với trẻ về kỹ năng vẽ các nét , kỹ năng tô màu và cách phân chia bố cục tranh .
- Cô vẽ mẫu lên bảng kết hợp giải thích cho trẻ quan sát.
+ Đầu tiên Cô lấy bút chì và cầm bút tay phải vẽ một nét cong hơi tròn khép kín làm miệng nồi
+ tiếp đến vẽ nét lượn cong từ trái qua phải làm thân nồi
+ tiếp đến ở 2 bên thân nồi cô vẽ nét cong làm quai nồi. và cuối cùng cô vẽ 1 nét cong lên ở phía trên làm nắp nồi..
- Cô vừa vẽ gì?
- Cô vẽ gì trước?
-Để cái nồi trong đẹp hơn nữa cô phải làm gì?
Các con có muốn vẽ 1 cái nồi giống của Cô không?
Con sẽ vẽ như thế nào?
Khi ra bàn vẽ các con làm sao?
-> giáo dục trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi vẽ đúng khi ngồi bàn.
- Cô xóa bảng và cất tranh mẫu .
Bây giờ các con hãy dùng những kỹ năng đã học để vẽ cái nồi nhé
* Hoạt động 2 : bé cùng vẽ
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe .
-Chia trẻ thành nhiều nhóm thực hiện.
- Trong khi trẻ thực hiện, cô quan sát động viên trẻ thực hiện
- Cô theo dõi và gợi ý hoặc hướng dẫn lại cho các cháu còn lúng túng .
- Cô gợi ý cho cháu vẽ và nhắc trẻ tô màu không lem ra ngoài .
- Báo sắp hết giờ
-Cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày
* Đánh giá sản phẩm .
- Cô cho cháu treo tranh lên giá và quan sát tranh bạn .
- Cô mởi cháu lên chọn tranh cháu thích và nhận xét vì sao cháu thích ? Bạn vẽ đầy đủ các bộ phận chưa ? Bạn tô màu thế nào ? Bạn còn vẽ được gì ?
- Cô nhận xét chung , tuyên dương cháu vẽ đẹp , có sáng tạo .
- Buổi học hôm nay cô thấy bạn nào cũng học rất là ngoan và vẽ được rất nhiều sản phẩm đẹp thưởng cho các con 1 tràng pháo tay.
- Cô cảm ơn các con vì trong buổi học hôm nay đã tạo ra được rất nhiều sản phẩm đẹp nhé!
-> giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của bạn và bé làm ra, biết vệ sinh, biết don dẹp và đổ rác sau khi học, biết tiết kiệm nước…
Kết thúc: cho trẻ hát bài “cả nhà thương nhau ” cùng cô thu dọn đồ dùng và nghỉ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe, an toàn của trẻ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Hành vi, thái độ của trẻ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Kiến thức, kỹ năng của trẻ :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
***************************
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện : Thứ 4,ngày 11/10/2020
HOẠT ĐỘNG 1
Lĩnh vực phát triển nhận thức :LQVT
LQVT : Sắp xếp theo quy tắc
I. Môc đích, yêu cầu
- Trẻ biết sắp xếp 2 – 3 đối tượng theo quy tắc.
- Biết tự mình tạo ra cách sắp xếp theo quy tắc. Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
- Trẻ có thái độ, ý thức nền nếp trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một rổ đựng các bông hoa đồ chơi có màu vàng, xanh, đỏ đủ cho số lượng trẻ.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lí, bảng quay 2 mặt, các hình: vuông, hình tam giác
- 4 bảng to, băng dính 2 mặt
- Máy tính, các slider trình chiếu, nhạc bài hát: cả nhà thương nhau
II/CHUẨN BỊ :
- Một số đồ dùng cho cô và trẻ có số lượng 3, 4
- Các chữ số 1- 4
- Sách bé làm quen với toán…
III/GỢI Ý HOẠT ĐỘNG :
1/ Gây hứng thú, vào bài :
-Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
2/ Nội dung:
a, Ôn cách sắp xếp theo qui tắc xếp xen kẽ:
* Cô cho cả lớp quan sát trên bảng với cách sắp xếp của cô
- Cô cho trẻ nhận xét cách sắp xếp của cô ?
- Cô mời 1 trẻ lên sắp xếp tiếp theo mẫu của cô.
*TC: Đi siêu thị:
- Để đi siêu thị mua hàng về cho gia đình, cô yêu cầu trẻ phải xếp hàng để mua đồ theo quy tắc xen kẽ: cứ 1 bạn nam đến 1 bạn nữ. Bạn nào xếp đúng mới được cô bán hàng bán đồ cho(cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đựng đồ dùng và trẻ về chỗ ngồi )
b. Dạy trẻ sắp xếp 2- 3 đối tượng theo quy tắc:
* Nhận biết quy tắc:
Các bạn gái được mẹ mua cho rất nhiều váy, áo đẹp, các con hãy quan sát lên màn hình và xem có điều gì đặc biệt nhé:
Cho trẻ quan sát Silder 1, hình ảnh "Cứ một váy đỏ, váy vàng ,váy xanh, rồi lại đến váy đỏ, váy vàng váy xanh"
+ Có bao nhiêu cái váy?Cho trẻ đếm số lượng váy.
+ Các váy có màu gì?
+ Con có nhận xét gì về cách sắp xếp của những chiếc váy?
- Cho trẻ nhắc lại cách sắp xếp.
* Tương tự cô lại cho trẻ xem slider về cách sắp xếp quần , áo:
+ Ngoài những chiếc váy ra chúng mình có nhận xét gì về cách sắp xếp của áo và quần?( Cô cho trẻ xem slider 2: cứ 2 áo đến 1 quần). Ai cho cô biết qui tắc cách sắp xếp quần áo là gì?
=> Cô nhấn mạnh: Các đồ dùng, đồ vật được sắp xếp theo một thứ tự vị trí nhất định gọi là qui tắc.
- Bạn gái còn được mẹ mua khăn để rửa mặt nữa đấy, các con quan sát xem những chiếc khăn được sắp xếp như thế nào nhé:
Silder 3: hình ảnh khăn mặt được xếp (Đỏ, vàng, xanh,. ...).
+ Bạn nào cho cô biết qui tắc sắp xếp của những chiếc khăn?
=> Cứ một khăn màu đỏ, khăn màu vàng, khăn màu xanh. Rồi lại đến khăn màu đỏ, khăn màu vàng, khăn màu xanh
- Còn đây là bức ảnh gia đình của bạn búp bê. Viền khung được trang trí rất đẹp, các con hãy quan sát và cho nhận xét về cách trang trí các bông hoa trên khung ảnh.
=> Viền khung ảnh được trang trí theo quy tắc :1 bông hoa- 2 lá rồi lại đến 1 bông hoa- 2 lá...
c. Tự xếp theo qui tắc riêng theo ý thích và nói ra quy tắc đó:
Các con lấy đồ dùng trong rổ ra xem có gì nào?
+Trong rổ có rất nhiều hoa, lá, quả khác nhau chúng mình hãy xếp theo qui tắc theo ý thích của mình nhé!
- Cho trẻ xếp qui tắc theo ý thích và tự nói về cách sắp xếp của mình
+ Con có nhận xét gì về cách sắp xếp của bạn?
+ Theo con qui tắc của bạn xếp là gì?
+ Các bạn có các cách sắp xếp khác nhau, tự chúng mình tạo ra và bây giờ các con hãy sắp xếp qui tắc theo yêu cầu của cô nhé!
b.Xếp qui tắc theo yêu cầu:
-Cô cho trẻ quan sát cách sắp xếp theo mẫu trên máy tính qua Silder 4,5
+Cách sắp xếp hình hoa, lá, quả này như thế nào?
+Cho trẻ sắp xếp tiếp qui tắc theo yêu cầu của cô theo cách sắp xếp:(Cứ 1 lá, 1hoa, 1quả. Rồi lại đến 1lá, 1hoa, 1quả)
+Cho trẻ sắp xếp tiếp qui tắc theo yêu cầu của cô theo cách sắp xếp:(Cứ 1lá, 2hoa, 1quả. Rồi lại đến 1lá, 2hoa, 1quả).....
c.Hoạt động 3: Luyện tập
*Trò chơi 1:Tô màu theo quy tắc
Cô phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh đã được trang trí bằng các hình tròn, cô yêu cầu trẻ tô màu các hình tròn theo quy tắc: 1 hình tròn đỏ- 1 hình tròn vàng- 1 hình tròn xanh.
* Trò chơi 2: Chung sức
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, các bạn trong mỗi đội sẽ lần lượt bật chụm chân qua vòng lên lấy các bông hoa sắp xếp hoàn chỉnh theo 1 quy tắc .
- Luật chơi: Thời gian cho 1 lần chơi là 1 bản nhạc, đội nào xếp đúng quy tắc sẽ được thưởng 3 phần quà.
- Tổ chức cho trẻ chơi: (Trẻ thảo luận thống nhất tìm ra 1 quy tắc)
- Nhận xét sau khi chơi.
Động 4: Bé cùng thực hành
- Cô cho trẻ thực hành trong vở LQVT
- Cô nêu yêu cầu trong vở làm quen với toán cho trẻ thực hành
- Cô theo dõi bao quát trẻ gợi ý cho trẻ .
- Cô báo sắp hết giờ - báo hết giờ
- Cô nhận xét bài thực hành của trẻ
P Kết thúc : Cả lớp hát bài “ Nhà mình rất vui”
HOẠT ĐỘNG 2
Lĩnh vực phát triển thể chất : TDGH
Đề tài: : Chuyền bóng qua đầu qua chân theo trò chơi “đội nào tài thế”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Trẻ biết Chuyền bóng qua đầu qua chân theo trò chơi “đội nào tài thế”
- Trẻ được rèn khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác khi thực hiện động tác
- Trẻ chăm ngoan, đoàn kết, vâng lời cô. Thích tập thể dục rèn luyện sức khỏe
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Máy tính, nhạc, trống lắc, bóng, bảng nỉ, rổ, hoa, cây chỉ,…
- Đồ dùng của trẻ: Bóng
III. TIẾN HÀNH:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Chào mừng các bé đến tham dự hội thi: “Bé khỏe- năng động”.
- Thành phần trong hội thi ngày hôm nay gồm có: Người dẫn chương trình – Cô, các vận động viên tí hon là các bé đến từ lớp MG lớp lá 2 Trường MN Thanh Tuyền. Thành phần không thể thiếu là thành phần ban giam khảo ( các cô giáo……) Đề nghị các con nổ một tràng pháo tay để chào đón các cô!
- Trong hội thi “Bé khỏe-năng động” ngày hôm nay các vận động viên nhí phải trải qua 3 phần thi:
Phần 1: Bé vui đồng diễn thể dục.
Phần 2: Bé thi tài năng.
Phần 3: Bé cùng chung sức.
Các vận động viên nhí đã sẵn sàng chưa?
2. Hoạt động 2: Bài mới
* Khởi động: (Tập trên nền nhạc bài “Đi tàu lửa”)
- Trước khi bước vào các phần thi xin mời các vận động viên nhí chúng ta cùng khởi động nào!
- Cho trẻ đi thường – đi bằng mũi bàn chân- đi thường- đi bằng gót chân- đi thường- đi khom lưng- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường- tạo đội hình hàng ngang cách đều.
* Trọng động:
- Cô giới thiệu phần thi thứ nhất: Bé vui đồng diễn thể dục.
( Trẻ tập các động tác trên nền nhạc bài: ai thương con nhiều hơn)
+ Động tác thở: thổi bóng Tập 3-4 lần
+ Động tác tay: Tay đưa ra trước, lên cao (Tập 6 lần x 8 nhịp )
+ Động tác lườn-bụng: 2 tay giơ lên cao và cúi gập người về phía trước. (Tập 4 lần x 8 nhịp)
+ Động tác chân: Ngồi khuỵu gối (Tập 4 lần x 8 nhịp)
+ Động tác bật: Bật tại chỗ (Tập 4 lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản:
- Cho trẻ đứng 2 hàng dọc theo tổ quay mặt vào nhau.
- Cô giới thiệu phần thi thứ 2: Bé thi tài năng.
- Các vận động viên nhí nhìn xem trên tay cô có gì?
- Chúng mình sẽ chơi như thế nào với quả bóng này?
Có rất nhiều vận động với quả bóng: Tung bóng, lăn bóng, ném bóng…
Hôm nay các con sẽ được chơi trò chơi: Chuyền bóng qua đầu qua chân theo trò chơi “đội nào tài thế”
Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội mỗi lần tham gia sẽ có 2 đội, bạn đứng hàng dọc theo từng đội, mỗi bạn đứng cách nhau một cánh tay, bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay.Khi có hiệu lệnh “chuyền bóng” bạn đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu. Bạn thứ 2 đón bóng bằng 2 tay và đưa cho bạn tiếp theo, tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng cầm bóng chạy lên đưa cho bạn đầu hàng và thực hiện chuyền bóng qua chân cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng cầm bóng chạy lên đưa bóng cho cô giáo.
Luật chơi: các bạn làm rơi bóng sẽ thực hiện lại từ đầu. đội nào hoàn thành chuyền bóng qua đầu qua chân trước là chiến thắng.
- Trẻ chơi vài lần
* Hồi tĩnh

- Cô giới thiệu phần trao quà
- Xin mời các bé về phía sân khấu để nhận quà.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng trên nền nhạc bài
“ cả nhà thương nhau ”
3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét và trao quà.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe, an toàn của trẻ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Hành vi, thái độ của trẻ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Kiến thức, kỹ năng của trẻ :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện : Thứ 5 ngày 12/11/ 2020
HOẠT ĐỘNG 1
Giáo dục âm nhạc :
Lĩnh vực phát triễn thẩm mỹ :
Biểu diễn vân động bài hát: Nhà mình rất vui
Nghe hát: Cho con
Trò chơi : đội nào tài thế
I.MỤC ĐÍCH :
- Trẻ hát thuộc các bài hát về gia đình. Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát, hát thuộc và vận động theo giai điệu của bài hát.Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ.Giáo dục trẻ biết yêu thương gia đình, ngoan ngoãn vâng lời người lớn.
II. CHUẨN BỊ.
1.Đồ dùng của cô.
- Sân khấu
- Nhạc bài hát: “ cả nhà thương nhau”, Nhà mình rất vui, ai thương con nhiều hơn, bố là tất cả, ..
- Máy tính
2.Đồ dùng của trẻ.
- Mũ múa
- Trang phục của trẻ khi biểu diễn
- đàn, trống, xúc xắc, hoa múa…
III. TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “ cả nhà thương nhau”
- Các con vừa hát với cô bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- Vậy đến trườn học các con phải như thế nào để không phụ lòng ba mẹ và gia đình?
 Giáo dục trẻ chăm ngoan trở thành chúa ngoan Bác Hồ (điều 2)
Hoạt động 2: Bé cùng múa hát
- Cô cũng có bài hát rất hay nói về gia đình yêu thương nhau rất sôi động các con lắng nghe xem đó là bài hát gì nha!
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe
- Đó là bài hát gì? Do ai sáng tác? (Nhà Mình Rất Vui” của tác giả Lê Đức Hùng )
- Vậy hôm nay chúng ta cùng hát vận động thật hay bài hát này nhé!
- Cô và trẻ cùng vận động với nhiểu hình thức ( vòng tròn lớn, bạn trai, bạn gái, 2 hàng ngang, 2 vòng tròn)
- Để biết được trong gia đình ai là người yêu thương các con nhiều nhất. Hôm nay cô và các con cùng đến với vườn âm nhạc chúng ta sẽ mang những lời ca, điệu múa, hay nhất để dành tặng cho gia đình đầy ý nghĩa với chủ đề “Gia đình thân yêu”nhé!
- Đường đến vườn âm nhạc rất là xa nên mình sẽ đi bằng xe. Vậy khi ngồi trên xe mình phải ngồi như thế nào?( GDATGT)
- Hát “mời lên tàu lửa” đên sân khấu “ vườn âm nhạc”.
• Chào mừng các con đến với vườn âm nhạc. Để mở đầu chương trình hôm nay là bài nhảy nhịp điệu rất sôi động do các bé nhóm “gia đình xì trum” Với bài hát “Ai thương con nhiều hơn” mời các con cùng xem!

“Một nụ cười bé cha vui cả ngày
Một vài tiếng khóc mẹ lo hằng đêm
Thầm cầu mong cho con sẽ nên người..”
• Đó là nội dung bài hát “Gia đình nhỏ hạnh phúc to” của tác giả Nguyễn Văn Chung do nhóm “kitty” thể hiện. Mời các con cùng xem!
• Nối tiếp chương trình cũng là 1 ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác với bài “mẹ ơi có biết” với phần biểu diễn của Ban nhạc “Đồ rê mí” và giọng ca của bé “ Ngọc Diệp” Cô xin mời các con!
• Tiếp theo chương trình là nhóm “gia đình nhí ” biểu diễn múa bài hát “bố là tất cả” Mời các con cùng thưởng thức.
Hoạt động 3: Nghe hát
• Để góp vui buổi biểu diễn văn nghệ hôm nay cô sẽ hát tặng các con một bài hát: “Cho con” nhạc và lời của chú Nguyễn Trọng Cầu mời c/c cùng lắng nghe
- Các con có biết không bài hát nói đến tình yêu thương của ba và mẹ dành cho con của mình. Và dù sau này các con có đi đến nơi nào cũng đừng quên Ba và Mẹ nhé.Bây giờ các con có muốn nghe cô hát lần nữa không?
- Cô hát lần 2 và múa minh họa
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc
- Các con ơi ở vườn âm nhạc có tổ chức 1 trò chơi dành cho các bé đó là trò chơi “giai điệu yêu thương”à để biết được cách chơi và luật chơi như thế nào mời các con chia cho cô 3 đội chơi.
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 4 đội. Cô sẽ mời 1 bạn bất kì trong nhóm lên chọn 1 bông hoa. Trên mỗi bông hoa có 1 con số. con số đó sẽ tương ứng với giai điệu 1 bài hát. Đội nào đoán được giai điệu bài hát tên gì và hát được bài hát đó thì sẽ được tặng 1 món quà về cho đội mình.
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ hái được 1 bông hoa và phải đọc được số trên bông hoa đó mới được tính
- Cô tổ chức bao quát trẻ chơi
- Cô nhận xét kết quả 3 đội chơi
- Qua chương trình “vườn âm nhạc” hôm nay cô thấy bạn nào cũng thể hiện tình cảm yêu mến của mình với mùa xuân. Cô chúc các con mạnh khỏe, chăm ngoan, học giỏi chuẩn bị đón tết cổ truyền thật vui vẻ nhé
- Hát “nhà mình rất vui” 1 lần và kết thúc.

HOẠT ĐỘNG 2
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
LQVH
Trẻ Thi Thơ “Em yêu nhà em”
I.Mục đích-Yêu cầu:
- Trẻ thuộc, hiểu nội dung bài thơ “em yêu nhà em”
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, Rèn cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ trả lời được các câu hỏi của cô
- Trẻ tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn, vận động qua các trò chơi ,qua các bài tập thể dục giúp cơ thể phát triển đều,hài hoà, cân đối .
- Trẻ thấy được vẻ đẹp của sản phẩm khi tự tay làm ra.
- Trẻ biết kính trọng yêu quý ba mẹ, người thân trong gia đình
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về bài thơ, hoa điểm thưởng, con suối,…
III.Hướng dẫn:
1.Ổn định + giới thiệu:
Các con ơi! cô vừa nhận được một thiệp mời gửi cho lớp mình đó các con, bây giờ cô sẽ mở ra xem lớp mình được mời đi đâu nha!
- Bạn nào giỏi đoán thử xem lớp mình sẽ được đi đâu nè? (hội thi thơ )
- Đúng rồi! bây giờ cô và các con cùng lên xe buýt để đi đến hội thi thơ nào!
Khi lên xe buýt các con phải như thế nào?
 Giáo dục trẻ biết trật tự, không thò tay chân ra ngoài, biết tuân thủ luật lệ giao thông khi tham gia.
- Đã đến hội thi thơ rồi! cả lớp mình cùng bước nhẹ nhàng xuống xe nha!
- các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây? Cô gợi ý trẻ nói tên bài thơ, tác giả.
- Đến với hội thi thơ hôm nay cô sẽ tham gia thi đọc thơ đầu tiên.
2. Cô và trẻ Thi thơ:
- cô đọc thơ diễn cảm qua tranh chữ to
+ đàm thoại:
Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ thể hiện tình cảm của em bé đối với ngôi nhà của mình như thế nào?
- Tình cảm đó được thể hiện qua câu thơ nào?
"chẳng đâu bằng chính nhà em”
- Trong ngôi nhà còn có con vật gì?
“Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có đàn gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong”
Ngoài vườn còn có những loại cây rất gần gũi thân quen mà bạn nhỏ đã ví như ông, như bà đấy. Các con có biết đó là cây gì không?
- Bạn nào giỏi đọc giúp cô những câu thơ có hình ảnh bà chuối mật, ông ngô bắp nào?
“có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ”
Ngôi nhà đẹp hơn, đầm ấm hơn khi có ao muống, đầm sen ngào ngạt hương thơm nữa đấy. Hình ảnh đầm sen, ao muống được xuất hiện qua câu thơ nào?
“Có ao muống với cá cờ
Em là chị tấm đợi chờ bóng lên
Có đầm ngào ngạt hương sen
ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ”
- Tất cả những cảnh vật quen thuộc của ngôi nhà như đàn chim sẻ, nàng gà ….đã khiến cho em bé cảm thấy như thế nào mỗi khi đi xa?
- Nỗi nhớ nhà của em bé được thể hiện qua câu thơ nào?
“dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em”
Qua bài thơ con học được điều gì?
+ Giáo dục: Em bé rất yêu quý ngôi nhà của mình. Vậy còn các con, các con đã thể hiện tình cảm như thế nào với ngôi nhà của các con?
=>Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và có ý thức bảo vệ hoa: không ngắt lá, bẻ cành, hái hoa,....
Các con có nhớ giọng đọc của cô khi đọc thơ như thế nào không? Cô đọc thơ ngắt theo nhịp mấy? (trẻ trả lời: cô đọc diễn cảm, ngắt theo nhịp )
Cho cá nhân lên đọc thơ
Cho cả lớp đọc thơ
-Tiếp theo là phần thi đọc thơ theo đội, các đội thi nhớ là đọc thơ diễn cảm và ngắt nhịp đúng nha!
-Cô cho trẻ đọc thơ theo đội: cả 3 đội đọc thơ nối tiếp nhau, giọng đọc theo động tác của cô.
-Phần thi nhóm: cho trẻ đọc thơ theo nhóm
-Tiếp theo là phần thi cá nhân: cô gọi vài trẻ lên đọc thơ
-Cô chú ý sữa sai cách phát âm, ngắt nhịp,...cho trẻ
3.Trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi xếp tranh các loại hoa theo thứ tự bài thơ “em yêu nhà em”
- Cách chơi : cô chia lớp thành 2 đội ,mỗi đội có 1 bộ tranh về bài thơ nhiệm vụ của 2 đội sẽ lên sắp xếp các bức tranh theo nội dung của bài thơ
Luật chơi : bạn đầu dàng lên gắn tranh trở về cuối hàng đứng thì bạn tiếp theo mới được lên,mõi bạn chỉ được gắn 1 bức tranh .Thòi gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc ,kết thúc bản nhạc đội nào gắn nhanh đúng chính xác thì đội đó dành chiến thắng
Kết thúc: cho trẻ đọc thơ “em yêu nhà em” lên xe buýt về.
*ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe, an toàn của trẻ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Hành vi, thái độ của trẻ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Kiến thức, kỹ năng của trẻ :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*************
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện : Thứ 6 ngày 13/11/2020
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ :
LQCV : e, ê (tiết 3)
I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Trẻ biết được đồ chữ e, ê theo chấm mờ
- Rèn cho trẻ cách cầm viết và tư thế khi ngồi học, phát âm đúng các chữ cái e, ê và trả lời được câu hỏi to ,rõ ràng mạch lạc
- Giáo dục cháu thích tham gia các hoạt động
II/CHUẨN BỊ
 Một số hình ảnh .
 Một số đồ dùng cần thiết cho tiết học.
 Tập, bút chì, bút màu … bàn ghế đủ cho trẻ.
 Nhạc.
III/ Tiếnhành :
• Hoạt động 1: bé ơi cùng học
Cô và trẻ vận động bài “ai thương con nhiều hơn”
Bài hát tên gì?
Trong bài hát nói đến ai?
Các con phải làm gì để Ông bà, ba mẹ và thầy cô được vui lòng?
 Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi trở thành cháu ngoan Bác Hồ (điều 2)
Tuần rồi cô đã dạy con chữ cái gì?
Bây giờ cả lớp cùng tìm xung quanh lớp mình chữ cái e, ê cho cô đi
Hoạt động 2: bé ơi cùng chơi
Bây giờ cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi! Có tên gọi là “ai nhanh hơn”
- Cách chơi: lớp sẽ cử ra cho cô 2 đội tham gia trò chơi, lần lượt thành viên mỗi đội sẽ lên trên đồ chữ cái mờ “e”, “ê” có trong bài thơ.
- Luật chơi: mỗi làn chỉ đồ 1 chữ, đội nào hoàn thành đúng yêu cầu và nhanh nhất là đôị chiến thắng.
Cô bao quát trẻ chơi
Nhận xét
Vì sao các con biết đây là chữ e, ê
Vậy chữ e, ê có cấu tạo thế nào?
Để biết xem các con đã tô đúng cách cho chữ e, ê chưa. Bây giờ chúng ta cùng xem cách tô, đồ chữ e, ê cho chính xác nhé
Cho trẻ lại xem trên máy vi tính cách đồ chữ e, ê trong happy kids
Trẻ xem 2 lần cho trẻ nói cách đồ e, ê trẻ được xem.
Cô khái quát lại
Cả lớp cùng mô phỏng lại chữ e, ê và phát âm theo cô
Cho cháu chơi trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”
* Cách chơi : Chia lớp ra thành 3 đội, mỗi đội sẽ lên đồ chữ e, ê trên giấy cô chuẩn bị sẵn
* Luật chơi : mỗi bạn chỉ tô đồ 1 chữ. Hết thời gian đội nào tô đồ được nhiều chữ e, ê nhất là chiến thắng
Tiến hành chơi 1 lần
• Hoạt động 3: thực hành sách
- Hướng dẫn thực hành sách qua tranh phóng to
- Cô hướng dẫn trẻ cách đồ chữ e, ê
- Cô hướng dẫn trẻ cách làm bài
- Trẻ ra bàn thực hành
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ cách ngồi ,cầm bút
- Báo sắp hết giờ
- Chọn bài làm đẹp đúng lên tuyên dương
 Giáo dục cháu vệ sinh
=>GD cháu khi ra ngoài rửa tay phải biết tiết kiệm nước không để nước chảy tràn lan ra ngoài
• Kết thúc. Hát “Nhà mình rất vui”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe, an toàn của trẻ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
* Hành vi, thái độ của trẻ:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Kiến thức, kỹ năng của trẻ :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TTCM



Mai Lệ Huyền Giáo viên



Trần Phụng Kiều


Góp ý : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
















































PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẦM NON THANH TUYỀN
  Thông tin chi tiết
Tên file:
NHU CẦU DINH DƯỠNG GIA ĐÌNH BÉ
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trần Phụng Kiều (kieutpmnthanhtuyen@dt.sgdbinhduong.edu.vn)
Website hỗ trợ:
http://mghoacuc.dautieng.edu.vn/users/
Thuộc chủ đề:
Giáo án
Gửi lên:
04/11/2020 16:20
Cập nhật:
04/11/2020 16:20
Người gửi:
kieumnthanhtuyen
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
402.91 KB
Xem:
617
Tải về:
2
  Tải về
Từ site Trường Mầm Non Thanh Tuyền:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bữa sáng:

Cháo tôm, bí đỏ, nấm rơm.
sữa grow plus

Bữa trưa:

Cơm
Mặn: Thịt gà kho nấm đông cô
Canh: Cải bó xôi, tôm khô, thịt heo
Rau luộc: Rau dền

Bữa xế:

Yaourt

Bữa chiều:

Nui nấu thịt heo, su su, cà rốt, nấm rơm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây