KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON THANH TUYỀN

Thứ năm - 24/08/2023 13:54
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON THANH TUYỀN, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON THANH TUYỀN
 GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến sự nghiệp đổi mới Giáo dục Việt Nam:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 (Luật số 44/2009/QH12, ban hành ngày 25/11/2009);
Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020;
Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 19/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025;
Trên cơ sở đó, đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các trường Mầm non nói riêng phải xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển của từng nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Trường Mầm non Thanh Tuyền xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đây là sự tiếp nối của Chiến lược phát triển trường Mầm non Thanh Tuyền giai đoạn từ 2015 - 2020 trước đây.
Trường Mầm non Thanh Tuyền trước đây là trường Mẫu giáo Hoa Cúc được thành lập theo Quyết định số 511/QĐ-UBND, ngày 07/8/2013 của Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng. Đến năm 2016 trường đổi tên thành trường Mầm non Thanh Tuyền theo quyết định số 1350/QĐ-UBND, ngày 31/10/2016 của Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng. Nhà trường hiện nay có quy mô trường loại II, các năm vừa qua chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao nên đã tạo được niềm tin ở phụ huynh và học sinh.
Đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng giáo dục, đội ngũ sư phạm trường Mầm non Thanh Tuyềnluôn nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển của trường Mầm non Thanh Tuyềnlà hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Tập thể sư phạm nhà trường quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, góp phần xây dựng ngành giáo dục huyện Dầu Tiếng nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1. Học sinh
1.1. Điểm mạnh
- Học sinh của trường thuộc vùng nông thôn đa số các em chăm và ngoan. Số trẻchiêu sinh đầu năm học của lớp ổn định qua các năm, đủ chỉ tiêu theo quy định.
- Hầu hết cha mẹ học sinh quan tâm, chăm lo đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con em mình.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nhất là những trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
1.2. Hạn chế
- Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con em mình, chưa phối hợp với nhà trường để giáo dục các em thật tốt.
1.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
- Chất lượng dạy và học của nhà trường chưa cao do giáo viên chưa có kinh nghiệm nhiều trong chuyên môn.
- Một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa có sự đầu tư nhiều cho chuyên môn làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuyên môn do khối lượng công việc nhiều.
2. Đội ngũ
2.1. Điểm mạnh
- Giáo viên kinh nghiệm trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, ham học hỏi, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
- 100% giáo viên đạt chuẩn, 62.5% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Giáo viên của trường tận tâm với công việc, tận tụy vì học sinh, nhiệt tình, gắn bó và mong muốn nhà trường ngày càng phát triển.
2.2. Hạn chế
- Đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường còn ít, thiếu biên chế giáo viên.
- Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
- Hạn chế trong công tác giáo dục trẻ nên chất lượng giáo dục đạt chưa được cao.
- Việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như quá trình áp dụng các hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn lẫn công tác phong trào còn gặp khó khăn.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị
3.1. Điểm mạnh
- Phòng học và các phòng chức năng được sửa chữa và nâng cấp bán kiên cố, phòng học đạt chuẩn, thông thoáng. 
- Thiết bị dạy học được đầu tư đầy đủ, phòng máy cho trẻ làm quen tiếng anh, các trang thiết bị, đồ dùng ngày càng được trang bị đầy đủ để phục vụ cho công tác dạy và học.
- Các phòng làm việc được trang bị máy móc đầy đủ.    
3.2. Hạn chế
- Công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế, phong trào tự làm đồ dùng dạy học chưa được phát huy tối đa.
- Phương tiện hỗ trợ dạy và học đã được trang bị nhưng khả năng vận dụng của giáo viên còn hạn chế nên chưa khai thác hết công năng của các thiết bị mới.
3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
Hoạt động dạy học chưa được phát huy tối đa; chất lượng giáo dục trẻ đạt hiệu quả chưa cao.
4. Thông tin
4.1. Điểm mạnh
- Khả năng tiếp nhận thông tin, truy cập, xử lý thông tin đã đáp ứng được các yêu cầu trong công tác quản lý và dạy học.
- Thông tin phản hồi giữa nhà trường và gia đình kịp thời, chính xác.
4.2. Hạn chế
Việc lưu trữ thông tin của một vài bộ phận chưa tốt, việc sắp xếp hồ sơ lưu trữ của nhân viên Văn thư chưa được khoa học, nơi làm việc của văn thư chung với văn phòng trường nên không có phòng để lưu trữ hồ sơ, vì vậy hồ sơ lưu phải chia 2 nơi (cơ sở 1 và cơ sở 2).
4.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
Tìm kiếm, truy cập thông tin về giáo viên, học sinh cũng như các số liệu hàng năm của nhà trường còn chậm nên phần nào đã làm ảnh hưởng đến tiến độ của các báo cáo lên cấp trên.
5. Tài chính
5.1. Điểm mạnh
- Tài chính của nhà trường được công khai minh bạch, rõ ràng, đầy đủ. Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường được bổ sung, điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với quy định của pháp luật và được thông qua tại Hội nghị cán bộ viên chức đầu mỗi năm học.
- Không có tình trạng lạm thu trong nhà trường. 
5.2. Hạn chế
Kinh phí đầu tư cải tạo môi trường để xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế, do trường có 2 cơ sở.
Kinh phí cho các hoạt động phong trào trong nhà trường còn hạn hẹp.
5.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
Một số các hạn mục nhà trường chưa cải tạo được, phải thực hiện từ từ hàng năm.
Hạn chế trong công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm và các hoạt động phong trào trong nhà trường.
6. Tổ chức dạy học
6.1. Điểm mạnh
- Thực hiện chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá theo đúng quy chế và đúng tiến độ.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng tốt hơn, đánh giá trẻ hàng năm đạt từ 80% trở lên.
6.2. Hạn chế
- Thực hiện đổi mới phương pháp chưa đồng bộ, một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
- Tổ trưởng chuyên môn chưa thật sự đầu tư vào công tác bồi dưỡng chuyên môn cho tổ viên.
- Thiếu biên chế giáo viên nên phải hợp đồng ngắn hạn giáo viên và bảo mẫu.
6.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
- Đồ dùng dạy học dạng mỡ, do cô và trẻ cùng làm còn hạn chế
- Chất lượng giáo dục trẻ đạt hiệu quả chưa cao
7. Lãnh đạo và quản lý
7.1. Điểm mạnh
- Có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với trường, hết lòng vì tập thể và học sinh.
- Được sự tín nhiệm và tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
- Nhiệt tình, năng động, làm việc đúng quy chế và có kế hoạch, phương pháp làm việc khoa học.
- Dự báo được tình hình, kiên quyết và nghiêm túc trong công tác.
- Quan tâm chăm sóc đến đời sống cán bộ, giáo viên và nhân viên.
7.2. Hạn chế
- Một số tổ trưởng tổ chuyên môn chưa tận tâm với nghề và chưa tận lực với công việc. Chưa có giải pháp phù hợp để khai thác và phát huy năng lực của giáo viên.
- Lãnh đạo nhà trường còn thiếu kinh nghiệm, còn phụ trách quá nhiều công việc.
7.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường
- Chưa khai thác và phát huy hết năng lực của từng giáo viên.
- Quá trình theo dõi, đánh giá viên chức và công tác thi đua khen thưởng đôi khi chưa sát, chưa đầy đủ.
8. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
8.1. Đội ngũ giáo viên
Stt Tổ chuyên môn Chuyên môn Giáo viên Đảng viên Biên chế Trình độ
Tổng số Nữ Biên chế Hợp đồng Đại học Cao đẳng
1 Cơ sở 1 Khối chồi , lá 5 5 3 5 0 3 2
2 Cơ sở 2 Khối mầm, NT 2 2 1 2 0 1 1
  Tổng cộng   7 7 4 7 0 4 3

8.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên
TT Bộ phận Số lượng Đảng viên Biên chế Hợp đồng Trình độ đào tạo
T. số Nữ ĐH TC Khác
1 Cán bộ quản lý 3 3 3 3  0 2 1  0  0 
2 Kế toán 1 1   0 1 0  0   1 0 0 
3 Văn thư 1 1 1  1 0   0 1  0 0 
4 Phục vụ 2  2  0  2 0 0  0  0  0 
5 Bảo vệ 3  0  0  3 0  0 0   0 0 
6 Cấp dưỡng 4 4 0 4 0 0 0 0 4
Tổng 14 11 4 14 0 2 3 0  4

9. Chất lượng học sinh
Năm học 2015 – 2016
          - Tỷ lệ chuyên cần đạt 92.86%; tỷ lệ bé ngoan đạt 89.61%
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi:  Đạt 89.92%; chưa đạt 10.08%
          - Đánh giá trẻ 5 tuổi: Đạt 89.82%; chưa đạt 10.18%
Năm học 2016 – 2017
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 94.75%; tỷ lệ bé ngoan đạt 91.15%
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi:  Đạt 92.05%; chưa đạt 7.94%
          - Đánh giá trẻ 5 tuổi: Đạt 87.86%; chưa đạt 12.13%
Năm học 2017 – 2018
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 93.38%; tỷ lệ bé ngoan đạt 91.56%
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi:  Đạt 91.54%; chưa đạt 8.45%
          - Đánh giá trẻ 5 tuổi: Đạt 88.37%; chưa đạt 11.63%
Năm học 2018 – 2019
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 95.64%; tỷ lệ bé ngoan đạt 93.04%
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi:  Đạt 90.25%; chưa đạt 9.74%
          - Đánh giá trẻ 5 tuổi: Đạt 92.25%; chưa đạt 7.75%
Năm học 2019 - 2020 
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 96.51%; tỷ lệ bé ngoan đạt 92.9%
- Đánh giá trẻ cuối độ tuổi:  Đạt 92.56%; chưa đạt 7.42%
          - Đánh giá trẻ 5 tuổi: Đạt 92.38%; chưa đạt 7.26%
10. Cơ sở vật chất
- Tổng diện tích mặt bằng 2 cơ sở là 7.796 m2 (cơ sở 1 là 4.937.5 m2; cơ sở 2 là 2.858.5 m2).
- Phòng học: 6 phòng, có đủ bàn ghế phù hợp với độ tuổi học sinh theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế;
- Phòng âm nhạc: 01 phòng (52.26 m2/phòng),tương đối đầy đủ đồ dùng, dụng cụ âm nhạc.
- Phòng máy cho trẻ làm quen tiếng anh: 01 phòng (52.26 m2/phòng), tất cả có 10 máy vi tính, đều kết nối Internet;
- Phòng y tế: 01 phòng (5.61 m2);
- Khu nhà Hiệu bộ, trong đó:
+ Phòng Hội đồng: 01
+ Phòng Hiệu trưởng: 01
+ Phòng Phó Hiệu trưởng: 02
Cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học.
II. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
  1. Cơ chế, chính sách, pháp luật
- Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 (Luật số 44/2009/QH12, ban hành ngày 25/11/2009). 
- Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Quyết định số 09/2005/QĐ-TTG ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”.
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 19/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025
- Điều lệ trường mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015.
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/6/2006 của Chính phủ quyết định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 
- Nghị quyết số 20/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dươngvề việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
1.1. Thuận lợi
- Đảng và Nhà nước nhận thức rõ sự tất yếu, cần thiết và quyết tâm cao trong việc đổi mới giáo dục, không những thể hiện trên quan điểm mà còn đề ra mục tiêu và một số giải pháp phát triển giáo dục.
- Phương thức quản lý giáo dục lấy cơ sở làm trung tâm, cùng với cơ chế tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự và tài chính. Mở ra cho nhà trường hướng đi thông thoáng, năng động, có trách nhiệm trong việc xây dựng định hướng phát triển nhà trường.
- Tận dụng tính đổi mới và sáng tạo của cơ sở giáo dục cộng với thực hiện quyền tập trung dân chủ cao độ là động lực quan trọng giúp cho cơ sở giáo dục có một sức mạnh để phát triển nhà trường.
1.2. Khó khăn
Phương thức quản lý lấy cơ sở làm trung tâm tạo ra những thách thức cho cán bộ quản lý nhà trường.
2. Kinh tế
2.1. Thuận lợi
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội:
- Thúc đẩy nhanh phát triển giáo dục; trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
- Mọi người có cơ hội phát triển và đóng góp như nhau, phát huy được tính sáng tạo của mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường.
- Khả năng đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục cao hơn.  
2.2. Khó khăn
- Yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho giáo dục thì nhiều nhưng kinh phí thì có hạn.
- Năng lực và khả năng hợp tác của mỗi người khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố.
- Chế độ chính sách theo quy định chung còn cứng nhắc, chưa linh động, thông thoáng, nên rất khó áp dụng vào hoạt động của đơn vị.
2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường
Lãnh đạo nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chế độ bồi dưỡng, chi hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên khi thực hiện các công việc phục vụ cho công tác dạy và học. Hiện nội dung những công việc đó không có quy định trong văn bản hiện hành.
3. Văn hóa
3.1. Thuận lợi
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đại đa số thân thiện, đoàn kết, có ý thức xây dựng nhà trường, luôn có tinh thần hợp tác và tin cậy lẫn nhau.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có ý thức cầu tiến, vươn lên và mong muốn được đổi mới để phát triển nhà trường.
- Đội ngũ biết tôn trọng lẫn nhau và luôn hướng về giá trị đích thực; giản dị trong sinh hoạt, trung thực, thẳng thắn trong công việc, nói và làm gắn liền với thực tiễn. 
- Ý thức tốt việc xây dựng nề nếp, tác phong, kỷ luật. Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến các mối quan hệ thân thiện giữa người với người và con người với môi trường.
3.2. Khó khăn
Ảnh hưởng tiêu cực bên ngoài xã hội đã tác động vào nhà trường, tạo nên sức ì trong quá trình hình thành nếp sống văn hóa nhà trường.
3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường
- Nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường còn nhiều khoảng cách nên đã tạo ra những khó khăn cho việc xây dựng một nếp sống văn hóa nhà trường. 
- Thái độ bàng quan của một số người ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì hình ảnh tốt về văn hóa nhà trường
4. Xã hội
4.1. Thuận lợi
- Dư luận xã hội đồng tình với quan điểm của nhà trường trong việc xây dựng phong trào “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”;
- Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội đã nâng cao hiệu quả giáo dục và thúc đẩy khả năng hợp tác, cải thiện mạnh mẽ văn hóa ứng xử, giao tiếp trong nhà trường.   
4.2. Khó khăn
Sự phát triển của công nghệ thông tin và mặt trái của nó ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận giáo viên, nhân viên làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
4.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường
Quản lý học sinh rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Mối quan hệ này phải thực sự gắn bó nếu không rất khó thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
III. KẾT LUẬN CHUNG
Qua phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, trường Mầm non Thanh Tuyền nhận thấy:
  1. Về thời cơ
- Có sự tín nhiệm cao, sự tin tưởng của cha mẹ học sinh.
          - Đội ngũ giáo viên phần lớn có thâm niên, tay nghề vững vàng bên cạnh đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt và có tinh thần ham học hỏi.  
          - Học sinh nhìn chung chăm ngoan, số lớp ổn định, chất lượng giáo dục của nhà trường tăng theo từng năm.
- Nhà trường đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, chính quyền các cấp, cha mẹ học sinh và nhân dân đánh giá cao, trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo Dầu Tiếng, các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương.   
- Đảng, Nhà nước và Ngành từng bước đổi mới Giáo dục và Đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại.
- Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ thông tin. 
  1. Thách thức
- Chương trình giáo dục mầm non theo phương châm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động.
- Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của nền giáo dục.
- Duy trì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách thường xuyên, vận dụng khả năng sáng tạo và lòng khát khao cống hiến của giáo viên, nhân viên.
- Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phải đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và của xã hội.
- Môi trường giáo dục, văn hóa, đời sống, lối sống của một bộ phận không nhỏ của người lớn ngoài xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực, trình độ dân trí của một bộ phận cha mẹ học sinh còn thấp chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của con em.
3. Đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020
3.1. Những mặt đạt được
- Hiệu quả giáo dục ngày càng nâng cao
- Quy mô trường, lớp đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
- Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, môi trường dạy học được cải thiện, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu cho việc đổi mới phương pháp dạy học.  
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, quan tâm chăm lo cho học sinh; cố gắng để đổi mới phương pháp dạy học, đã chú trọng nhiều đến dạy học lấy trẻ làm trung tâm, hưởng ứng tích cực phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
- Phối hợp khá hiệu quả ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
- Công khai, minh bạch và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, đặc biệt là nguồn tài lực, thu, chi cụ thể, rõ ràng, đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
- Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường có trách nhiệm, tâm huyết, có ý thức cầu tiến, mong muốn được đổi mới để phát triển nhà trường.
- Các đoàn thể phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
3.2. Những nội dung chưa đạt được và nguyên nhân
3.2.1. Một số nội dung chưa đạt được
a) Về học sinh
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động, chưa thực sự mạnh dạn trong giao tiếp, trong học tập, trẻ chưa qua các lớp theo quy định nên kết quả học tập chưa cao, kết quả đánh giá trẻ chưa được cao.
- Số lượng học sinh học chuyên cần qua các năm tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều trường hợp trẻ nghỉ học ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyên cần.
 b) Về đội ngũ giáo viên
- Một số giáo viên chưa quan tâm, chưa chủ động trong việc tiếp cận và sử dụng hay bổ sung hợp lý các phương tiện, trang thiết bị và công nghệ thông tin trong dạy học. 
- Một số giáo viên chỉ chú trọng, tập trung vào việc hoàn thành chương trình chưa sáng tạo, nhạy bén và chưa chú tâm vào đổi mới phương pháp giảng dạy.
c) Nhân viên
Khả năng hợp tác, phối hợp trong công việc còn hạn chế vì mỗi người một chuyên môn riêng, nên chỉ phối hợp, giúp đỡ nhau trong một số công việc cụ thể đơn giản.
d) Cán bộ quản lý và cán bộ chủ chốt
Lực lượng tổ trưởng chuyên môn đa số vững tay nghề, có chuyên môn tốt nhưng đôi lúc còn nể nang, cả nể khi đồng nghiệp chưa làm tốt nhiệm vụ. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nhóm chưa thường xuyên, chưa đạt hiệu quả tốt.
e) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Các thiết bị dạy học hư hỏng nhiều lúc chưa sửa chữa, bổ sung kịp thời như: máy tính, các thiết bị dạy học khác, ...
- Phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong giáo viên triển khai chưa đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên chưa khai thác hết công năng của các thiết bị hiện có để phục vụ công tác dạy và học.
3.2.2. Một số nguyên nhân
- Một số giáo viên chỉ tập trung vào chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục trẻ. Vì vậy, hiệu quả giáo dục còn hạn chế.
- Cán bộ quản lý: Do khối lượng công việc nhiều, kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể nên đôi khi chưa sâu sát trong công tác quản lý.
- Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, hầu như giao hẳn cho nhà trường, một số phụ huynh thì lại nuông chiều con cái quá mức làm hạn chế việc trong việc giáo dục trẻ tự lập, trong rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
4. Các nội dung chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong giai đoạn 2020 - 2025 và tần nhìn đến năm 2030
- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường như:
+ Giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
+ Quản lý nhân sự.
+ Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị, ...
- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh. Tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn của giáo viên cho phụ huynh học sinh.  
- Tăng cường quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đầu tư và phát triển công tác chuyên môn cho toàn trường.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục, chú ý rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, cải tạo sân chơi, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, văn minh, lịch sự.  
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Xây dựng nét đặc trưng truyền thống của nhà trường.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.  
- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên theo đúng định mức tiêu chuẩn và phấn đấu tăng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, các lớp Lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng chuyên môn.
- Chú trọng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.
- Quan tâm công tác xã hội hóa giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  1. Sứ mệnh
Xây dựng được môi trường học tập chất lượng và nhân văn. Tạo môi trường tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng, tư duy sáng tạo, phát huy tiềm lực vốn có của mình. Xây dựng văn hóa giáo dục hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc.
  1. Tầm nhìn
Trở thành một ngôi trường có chất lượng cao, tạo ra những học sinh chăm, ngoan, đảm bảo trẻ phát triển đủ các mặt đức, trí, thể, mỹ, trẻ có kỹ năng sống tốt, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào tiểu học.
  1. Giá trị cốt lõi
- Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc;
- Lòng nhân ái, lòng tự trọng;
- Đoàn kết, tính trung thực;
- Sự hợp tác, tinh thần trách nhiệm;
- Tính sáng tạo, khát vọng vươn lên;
- Tính kiên trì;
- Năng động;
- Hòa nhập.
  1. Phương châm hành động
“Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm
“ Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì các cháu thân yêu”
C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chung
1. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạt, có tâm huyết với nghề, yêu trường, yêu lớp và đáp ứng được yêu cầu phát triển, đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ; chú trọng giáo dục lễ giáo, các giá trị trung thực, tự tin, có khát vọng vươn lên, nhạy bén, thích nghi với mọi hoàn cảnh; biết tôn trọng, biết lắng nghe và bày tỏ chính kiến của mình.
3. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, có cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học; tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa và trò, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
4. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, trở thành một trong những trường tiên tiến, hiện đại, góp phần thúc đẩy nền giáo dục phát triển nhanh, mạnh, bền vững hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
II. Mục tiêu cụ thể
  1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính, truy cập, khai thác có hiệu quả cổng thông tin điện tử của Ngành và Website của nhà trường.
- Sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. 
- 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn (Cao đẳng và Đại học).
  1. Học sinh
- Qui mô: Trường hạng II (từ 06 lớp trở lên)
Chuyên cần: đạt 90% trở lên, riêng trẻ 5 tuổi đạt 95% trở lên
- Bé ngoan đạt 85% trở lên.
- Đánh giá trẻ 5 tuổi đạt 85% trở lên, đánh giá trẻ cuối độ tuổi đạt 80% trở lên.
- Chất lượng giáo dục trẻ hàng năm khảo sát đạt 85% trở lên.
  1. Cơ sở vật chất
- Cải tạo, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp khuôn viên trường tạo cảnh quan sư phạm với môi trường “An toàn - Xanh - Sạch - Đẹp”.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây dựng thêm phòng ở cơ sở 1; xây dựng, sửa chữa nâng cấp sân chơi, nhà vệ sinh, ...
- Bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học, thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và đăng ký tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
- Trang bị camera tất cả các phòng, hành lang, phủ sóng wifi toàn trường.
 
 TT Các mục tiêu 2020-2021 2021-2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
1  Mỗi lớp có một phòng học riêng biệt 100% 100% 100% 100% 100%
2  CSVC phục vụ giảng dạy, học tập 60% 70% 80% 90% 100%
3 Số giáo viên thực hiện tốt đổi mới chương trình giáo dục mầm non 80% 90% 100% 100% 100%
4  Số giáo viên có trình độ đại học 25% 30% 35% 40% 45%
5 Số GV tập huấn về kỹ năng hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn 70% 80% 90% 100% 100%
6 Học sinh học chuyên cần 90% 90% 95% 95% 95%
7 Học sinh chăm ngoan 85% 85% 90% 90% 90%
8 Đánh giá trẻ 80% 85% 90% 90% 95%

III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh
- Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác, tăng cường thực hành, trải nghiệm, rèn luyện khả năng tự lập cho học sinh.
- Chú trọng dạy học tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển đội ngũ
- Tạo điều kiện, động viên cán bộ, giáo viên có năng lực tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tổ chức cho giáo viên đăng ký các đề tài, sáng kiến, đầu tư viết và áp dụng sáng kiến vào thực tế công tác nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa
- Tập trung sửa chữa CSVC, đầu tư trang thiết bị, từng bước tham mưu xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng cho điểm trường chính.
  1. Nâng cao chất lượng quản lý nhà trường bằng công nghệ thông tin
- Đẩy mạnh Tin học hóa tất cả hoạt động của nhà trường.
- Phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên phụ trách công nghệ thông tin. 
5. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động các nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục
- Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân.
- Lập Kế hoạch trình Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt để huy động đóng góp của phụ huynh học sinh, tài trợ cho giáo dục từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.
6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, tăng cường giao lưu học hỏi, hợp tác với các trường trong huyện.
Thường xuyên phối hợp với Ban đại diện CMHS, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
1.1. Nhà trường
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược gồm: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Thư ký hội đồng, Bí thư chi Đoàn trường, Tổ trưởng chuyên môn.
- Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan đến nhà trường. 
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, sơ kết công tác triển khai thực hiện qua từng năm học, từng giai đoạn, rút ra bài học kinh nghiệm, để từ đó điều chỉnh Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
1.2. Lộ trình thực hiện: 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 đến 2022.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2022 đến 2025.
1.3. Nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo
1.3.1. Hiệu trưởng
- Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành và chỉ đạo thực hiện.
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá triển khai, thực hiện Kế hoạch từng năm học, từng giai đoạn.
1.3.2. Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục
Phó ban, theo dõi chỉ đạo kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động dạy và học; chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, xây dựng các nội dung hoạt động của tổ chuyên môn, theo dõi đôn đốc thực hiện, tổ chức các hội thảo chuyên đề theo quy định.
1.3.3. Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, cơ sở vật chất và môi trường
Phó ban, chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh.
Chỉ đạo kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng nhu cầu dạy và học; vệ sinh trường, lớp, chăm sóc cây cảnh tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát an toàn, thân thiện.
1.3.4. Thư ký Hội đồng
Hỗ trợ các phó ban thiết lập hồ sơ theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tham mưu, đề xuất các nội dung của kế hoạch. Thông báo các thông tin cần thiết cho hội đồng sư phạm.
1.3.5. Chủ tịch Công đoàn 
Chỉ đạo hoạt động của các tổ Công đoàn thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; giúp đỡ, hỗ trợ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, xem xét đánh giá thi đua và đề xuất khen thưởng cuối năm, cuối giai đoạn. Chú trọng vào các hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
1.3.6. Bí thư Đoàn trường 
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh để chăm sóc giáo dục học sinh. Rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tích cực tham gia các hoạt động phong trào.
- Động viên các đoàn viên hưởng ứng tích cực phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”..
1.3.7. Tổ trưởng chuyên môn 
Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ; đẩy mạnh các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực áp dụng triệt để các phương tiện, thiết bị vào trong giảng dạy, hạn chế những tiết dạy không có đồ dùng dạy học, ... chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên, nâng cao chất lượng của tổ chuyên môn.
1.3.8. Tổ Văn phòng 
Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động dạy và học, phục vụ nhân dân; thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của trường, có kế hoạch quản lý hồ sơ, sổ sách khoa học; nâng cao chất lượng công tác phục vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới của nhà trường.
1.3.9. Giáo viên chủ nhiệm
Phối hợp chặt chẽ ba môi trường nhà trường - gia đình - xã hội để chăm sóc, giáo dục trẻ; tổ chức và hưởng ứng các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; thường xuyên bám lớp, theo dõi để giúp đỡ, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2. Phương thức kiểm tra, đánh giá
2.1. Cơ sở pháp lý
Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, đồng thời thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản mới có hiệu lực để điều chỉnh kế hoạch hoạt động của trường cho đúng quy định của pháp luật, cụ thể:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 (Luật số 44/2009/QH12, ban hành ngày 25/11/2009). 
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
- Điều lệ trường mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015.
- Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cấp học mầm non.
2.2. Giải pháp
- Sau mỗi năm học tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các chỉ tiêu của Kế hoạch, điều chỉnh các giải pháp để tiếp tục triển khai, thực hiện để Kế hoạch đạt được kết quả như đã đề ra.
- Cuối năm 2022 tổ chức sơ kết giai đoạn 1, xem xét đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế, nguyên nhân hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp tình hình thực tế của nhà trường.
3. Các cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch
3.1. Đối với học sinh
- Căn cứ kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cuối năm; kết quả tham gia các hội thi, các phong trào thi đua để đánh giá;
- Căn cứ kết quả hoạt động phong trào của các cá nhân, các tập thể; hiệu quả của các hoạt động phong trào.
3.2. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Các hoạt động thực tiễn của giáo viên trong suốt năm học như kết quả thao giảng, kết quả chăm sóc-nuôi duỗng-giáo dục trẻ.
- Kết quả tham gia các cuộc thi, hội thi, kết quả sáng kiến, kết quả các hoạt động khác của tổ chuyên môn, của nhà trường. 
- Kết quả tham gia các phong trào của các đoàn thể.
- Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức và kết quả thi đua cuối mỗi năm học.
Trên đây là Kế hoạch chiến lược để phát triển trường Mầm non Thanh Tuyền giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên của nhà trường thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Trong quá thực hiện kế hoạch có nội dung nào còn vướng mắc đề nghị phản ảnh về Ban Chỉ đạo để giải quyết./.
 
DUYỆT CỦA TRƯỞNG PHÒNG GDĐT
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
....................., ngày ....... tháng ....... năm 20.......
TRƯỞNG PHÒNG
            HIỆU TRƯỞNG                            
 



 
 


 

 

Tác giả: Mẫu giáo Hoa Cúc

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bữa sáng:

Bánh canh cá lóc, nấm rơm, su su, cà rốt.
sữa grow plus

Bữa trưa:

Cơm
Mặn: Thịt heo rim tôm nước dừa
Canh: Bầu, tôm tươi, thịt heo
Rau luộc: Đậu cove

Bữa xế:

Mận

Bữa chiều:

Mì nấu thịt theo, nấm rơm, cà rốt, su su.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây